Hotline: 0941068156

Thứ năm, 21/11/2024 17:11

Tin nóng

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 21/11/2024

Tiềm năng khai thác carbon từ trồng rừng gỗ lớn

Thứ ba, 22/10/2024 15:10

TMO - Rừng nguyên sinh có khả năng lưu giữ carbon nhiều hơn khoảng 60% so với rừng trồng. Để thu hẹp khoảng cách này, các chuyên gia khuyến cáo người dân tăng cường trồng rừng gỗ lớn.

Rừng trồng có nhiều loại, tuy nhiên, keo vẫn là cây trồng chủ lực, được nhiều chủ rừng áp dụng trồng và khai thác. Theo thống kê, tổng diện tích rừng trồng keo hiện nay ở Việt Nam khoảng hơn 1 triệu ha (chiếm trên 30% tổng diện tích rừng trồng toàn quốc) và là nguồn nguyên liệu chính cho các ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy, ván nhân tạo, dăm gỗ và sản xuất đồ gỗ phục vụ xuất khẩu.

Keo là một trong những loài cây lấy gỗ được trồng nhiều tại Việt Nam nhờ sinh trưởng nhanh, thường đạt khoảng 90m3 gỗ tròn sau 6 năm. Nếu chủ rừng không khai thác gỗ non mà để lại chăm sóc thêm 5 - 6 năm nữa, trở thành rừng gỗ lớn mới khai thác, khi đó trữ lượng gỗ sẽ tăng gấp đôi, giá bán cũng sẽ cao gấp từ 2 đến 3 lần.

Keo là loại cây khá điển hình trong trồng rừng hiện nay, theo tính toán của ngành lâm nghiệp, người trồng rừng gỗ nhỏ phải 2 lần đầu tư, với chi phí trung bình khoảng 60 triệu đồng/ha, thì rừng gỗ lớn chỉ cần đầu tư 1 lần, với tổng chi phí trung bình khoảng 40 triệu đồng/ha, chu kỳ trồng rừng gỗ lớn tuy gấp đôi, nhưng hiệu quả kinh tế lại cao gấp 2 - 3 lần rừng gỗ nhỏ. Từ trước đến nay việc trồng rừng gỗ nhỏ vẫn được người dân thực hiện bởi nhu cầu tài chính trước mắt và do thói quen canh tác. Tuy nhiên tới đây với sự rộng mở về thị trường tín chỉ Carbon sẽ tạo ra lợi thế kinh tế lớn cho những người trồng rừng gỗ lớn.

(Ảnh minh họa)

Theo tính toán của các chuyên gia, trên cơ sở áp dụng phương pháp của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), lượng carbon được hấp thụ bởi rừng nghèo khoảng 30 - 140 tấn/ha, rừng trung bình trong khoảng 175 - 320 tấn/ha và rừng giàu trong khoảng 480 - 1.000 tấn/ha. Ngoài ra, rừng nguyên sinh có khả năng lưu giữ carbon nhiều hơn khoảng 60% so với rừng trồng. Để thu hẹp khoảng cách này, các chuyên gia khuyến cáo tăng cường trồng rừng gỗ lớn.

Trong năm 2023, Việt Nam lần đầu bán được hơn 10 triệu tín chỉ carbon, thu về hơn 50 triệu USD. Đây là tín hiệu đáng mừng cho ngành lâm nghiệp có thể tham gia thị trường tín chỉ carbon thế giới. Phát triển thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam lúc này là phù hợp. Điều này sẽ giúp Việt Nam tiến gần hơn và bắt kịp với xu hướng tăng trưởng xanh của thế giới, đồng thời giúp người dân có thêm nguồn thu.

Lâm nghiệp là lĩnh vực đang phát thải âm và được đánh giá là có nhiều tiềm năng để thực hiện trao đổi, chuyển nhượng hay thương mại hóa tín chỉ carbon rừng. Khi giao dịch trên thị trường tín chỉ carbon, các chủ rừng sẽ thêm động lực để tiếp tục giữ rừng, bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, còn được nâng cao nhận thức về giá trị của rừng và ngày càng có trách nhiệm hơn, cũng như hình thành tư duy sản xuất, quản trị rừng chuyên nghiệp hơn, từ bỏ dần thói quen xâm hại rừng.

Tiềm năng tài chính từ tín chỉ carbon rừng của Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, để tận dụng tiềm năng này, cần phải giải quyết các thách thức về khung pháp lý, tài chính, kỹ thuật, và sự tham gia của cộng đồng. Theo các chuyên gia, cần xây dựng đầy đủ khung pháp lý và chính sách. Mặc dù Việt Nam đã có các bước khởi đầu như tham gia vào cơ chế REDD+, nhưng khung pháp lý cụ thể cho thị trường tín chỉ carbon rừng vẫn chưa hoàn thiện; Cơ chế xác định quyền sở hữu tín chỉ carbon rừng, chia sẻ lợi ích từ các dự án rừng và quản lý nguồn lợi từ tín chỉ vẫn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc triển khai các dự án.

Hệ thống theo dõi, báo cáo và xác minh (MRV) chưa hoàn thiện. Hiện nay, hệ thống MRV của Việt Nam vẫn đang phát triển và chưa đáp ứng đủ yêu cầu về tính chính xác và minh bạch để đạt được sự công nhận trên thị trường quốc tế. Nguồn tài chính hạn chế. Phát triển các dự án rừng bền vững để tạo ra tín chỉ carbon đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong khi Việt Nam vẫn chưa có đủ nguồn lực tài chính để hỗ trợ cho các dự án này. Tiếp đến, nhận thức đầy đủ về giá trị của tín chỉ carbon rừng và khả năng quản lý, thực hiện các dự án bảo tồn rừng và tín chỉ carbon rừng của nhiều cơ quan và tổ chức tại Việt Nam còn hạn chế. Việc cải thiện hệ thống quản lý, tăng cường hợp tác quốc tế và đẩy mạnh nhận thức xã hội là những bước quan trọng để Việt Nam có thể phát triển thị trường tín chỉ các carbon hiệu quả.

 

 

TÚ QUYÊN

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline