Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 20:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Thúc đẩy thị trường nông sản gắn với phát triển sản phẩm OCOP

Thứ sáu, 19/08/2022 08:08

TMO - Để tiếp tục thúc đẩy thị trường nông sản, đặc biệt là nông sản chủ lực trên địa bàn, tỉnh Lâm Đồng đang triển khai các nhóm giải pháp gắn sản xuất nông nghiệp hàng hóa với tăng cường xúc tiến thương mại, qua đó gia tăng giá trị sản phẩm theo từng chuỗi liên kết trên địa bàn. 

Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, đến nay toàn tỉnh Lâm Đồng có 155 sản phẩm xếp hạng OCOP với 93 chủ thể tham gia chương trình. Trong đó có 9 sản phẩm 5 sao, 79 sản phẩm 4 sao và 67 sản phẩm 3 sao thuộc các nhóm thảo dược, thực phẩm, đồ uống, trang trí, nội thất, vải, may mặc...

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) năm 2022. Theo đó, đã có 23 sản phẩm của 13 chủ thể được công nhận đạt các hạng từ 3- 4 sao. Tỉnh Lâm Đồng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 168 sản phẩm OCOP với 130 chủ thể tham gia.

Thúc đẩy thị trường nông sản gắn với phát triển sản phẩm OCOP được tỉnh Lâm Đồng chú trọng triển khai 

Thông qua Chương trình OCOP, nhiều sản phẩm nông nghiệp của Lâm Đồng như: Mắc-ca Lâm Hà, trà Olong, rau, hoa Đà Lạt, hồng sấy gió theo công nghệ Nhật Bản, atiso, cà phê Catimo và Arabica Cầu Đất, lúa nếp Quýt Đạ Tẻh, lúa Hạt Ngọc Cát Tiên, chuối LaBa Phú Sơn, rượu cần Châu Mạ bản Buôn Go... đã được đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong và ngoài nước. 

Nhằm triển khai các giải pháp thúc đẩy thị trường nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh phù hợp với trạng thái bình thường mới, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người sản xuất, Ban Chỉ đạo Xúc tiến thị trường nông sản gắn với phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Lâm Đồng đã ban hành kế hoạch “Phát triển thị trường nông sản gắn với phát triển sản phẩm OCOP” năm 2022.

Trong đó nhấn mạnh tới nội dung cần tổ chức sản xuất nông nghiệp thành vùng hàng hóa lớn, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản của tỉnh. Hỗ trợ các thủ tục liên quan, đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói… đối với các nông sản như sầu riêng, chuối, bơ, măng cụt.

Tăng cường hỗ trợ các hợp tác xã, hộ sản xuất áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời kiểm soát chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa vào các siêu thị, trung tâm thương mại, các hệ thống cửa hàng nông sản cao cấp. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch rải vụ cây ăn quả chủ lực (sầu riêng, bơ) thích ứng với biến đổi khí hậu và điều kiện tổ chức sản xuất, chuyển đổi phù hợp linh hoạt giữa diện tích rau và hoa ngắn ngày đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Phát triển sơ chế, chế biến gắn với xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản và sản phẩm OCOP của tỉnh. Các ngành, các đơn vị liên quan đẩy mạnh phát triển công nghệ sau thu hoạch, sơ chế nông sản, ứng dụng các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu tối đa tổn thất sau thu hoạch và kéo dài thời gian sử dụng (hoa tươi cắt cành, rau, trái cây)…

Lâm Đồngđặt mục tiêu đến năm 2023 đạt tỷ lệ 100% sản lượng nông sản được kiểm soát nguồn gốc, chất lượng và được sơ chế, chế biến 

Tiếp tục hỗ trợ xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; trong năm 2022 phát triển mới 20 chuỗi liên kết gắn sản sản xuất với chế biến và tiêu thụ, tập trung vào các sản phẩm như rau, hoa cắt cành, trái cây (sầu riêng, chuối, bơ). Nhân rộng các mô hình trung tâm sau thu hoạch… Đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư vào chế biến, bảo quản nông sản.

Thực hiện tốt chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) kết hợp đẩy mạnh phát triển thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm gắn với hoạt động quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc; khai thác, sử dụng có hiệu quả thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhân rộng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Phát triển thương mại điện tử: Hỗ trợ để các mặt hàng nông sản và sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh được bán trực tuyến qua các phần mềm bán hàng điện tử như Lazada, Shopee, Alibaba... Xây dựng và vận hành thử nghiệm trang thương mại điện tử nông sản tỉnh Lâm Đồng.

Tuần hàng nông sản tỉnh Lâm Đồng được tổ chức qua đó thúc đẩy thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản tại địa phương 

Tổ chức triển lãm sản phẩm OCOP tại phiên chợ Rau, hoa trong khuôn khổ Festival Hoa Đà Lạt để xúc tiến thương mại nông sản và sản phẩm OCOP. Tham gia hội chợ, triển lãm nông sản và sản phẩm OCOP của tỉnh, các Hội nghị kết nối giao thương giữa các vùng, miền. Tổ chức Tuần hàng nông sản Lâm Đồng tại các tỉnh, thành phố.

Tiếp tục triển khai và mở rộng các hoạt động hợp tác liên kết trong lĩnh vực nông nghiệp với các tỉnh, thành phố trong cả nước...Tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại làm việc với các doanh nghiệp lớn trong nước để mở rộng thị trường tiêu thụ của nông sản Lâm Đồng; chỉ đạo thực hiện các hoạt động xuất tiến xuất khẩu phù hợp với từng thị trường, khai thác lợi thế của các hiệp định thương mại mà Việt Nam vừa ký kết… 

 

 

Mạnh Đức 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline