Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 11:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Thúc đẩy chuyển đổi số vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Chủ nhật, 30/10/2022 05:10

TMO - Việc thúc đẩy chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giúp quản lý, khai thác, bảo vệ tốt hơn các nguồn tài nguyên vô giá đang bị đe dọa như quỹ đất đai, nguồn nước, nguồn lợi thủy sản…, hỗ trợ hiệu quả công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Thông tin tại Hội thảo "Thúc đẩy chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long" cho thấy, vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước. ĐBSCL đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, gần 65% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, 60% lượng cá xuất khẩu và gần 70% các loại trái cây của cả nước.

Tuy nhiên, hiện nay tăng trưởng kinh tế của vùng ĐBSCL đang chậm lại, ô nhiễm môi trường gia tăng, tài nguyên đất đai, rừng bị suy thoái, các trung tâm tiếp vận hậu cần lớn chưa được hình thành. Các sản phẩm nông thủy sản chiếm phần lớn trong các mặt hàng xuất khẩu và mang lại giá trị gia tăng thấp. Bên cạnh đó, vùng cũng đối mặt với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Việc thay đổi dòng chảy sông Mê Kông cũng gây ảnh hưởng ngày càng nặng nề. 

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỉ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Việc thúc đẩy chuyển đổi số sẽ giúp giảm chi phí sản xuất, giảm rủi ro thiên tai, nâng cao hiệu quả chất lượng sản phẩm, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, chất lượng cao. Ngoài ra, giúp quản lý, khai thác, bảo vệ tốt hơn các nguồn tài nguyên vô giá đang bị đe dọa, như: quỹ đất đai, nguồn nước, nguồn lợi thủy sản... đồng thời, hỗ trợ hiệu quả công cuộc chống biến đổi khí hậu. 

Các chuyên gia cho rằng, để người dân vùng ĐBSCL được nâng cao chất lượng cuộc sống thì phải giúp người dân thoát nghèo, giúp người nông dân tránh được thực tế được mùa mất giá, phụ thuộc vào thương lái trung gian thì cần chuyển đổi số để tạo thương hiệu gia đình cho sản phẩm bằng cách cá thể hóa sản vật với mảnh vườn nhà mình; truy xuất nguồn gốc hàng hóa sử dụng công nghệ số blockchain để tránh hàng giả, hàng nhái, đưa người dân lên bán hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Để thích ứng với biến đổi khí hậu thì cần tối ưu hóa quản lý tài nguyên, dùng dữ liệu số giúp tính toán tối ưu, từ đó cân bằng giữa khai thác và phục hồi tài nguyên. Chuyển đổi số không những giúp tối ưu hóa tài nguyên mà quan trọng là tạo ra tài nguyên mới là dữ liệu, càng chuyển đổi số thì càng tạo ra nhiều dữ liệu.

Ảnh minh họa 

Thực tế, thời gian qua mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số với công nghệ 4.0 tại Đồng bằng sông Cửu Long đã giúp giảm công lao động, chi phí sản xuất và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Cụ thể là giúp tự động hóa giám sát cây trồng, vật nuôi một cách liên tục, phân tích diện rộng tình hình thời tiết, độ ẩm, sâu bệnh...

Tỉnh Đồng Tháp với Đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp tỉnh mục tiêu là đến năm 2025 đạt 100% cơ sở dữ liệu thuộc lĩnh vực ngành nông nghiệp được số hóa và cung cấp dữ liệu mở phục vụ người dân và phát triển kinh tế xã hội; phát triển hệ sinh thái nông nghiệp số tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu số ngành nông nghiệp đồng bộ từ cấp tỉnh, huyện, xã

Sóc Trăng là một trong những tỉnh cung cấp sản lượng lương thực quan trọng của cả nước Nhờ quản lý nước, áp dụng điều tiết nước theo nhu cầu cây lúa, áp dụng tốt quy trình ngập khô xen kẽ bằng công nghệ 4.0 thông qua hệ thống cảm biến mực nước hoạt động bằng pin năng lượng mặt trời và thiết bị bơm tưới nước tự động giúp giảm được chi phí bơm tưới, nâng năng năng suất và chất lượng cho những vùng lúa chất lượng cao.

Thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2022- 2025, thành phố Cần Thơ đã lồng ghép chuyển đổi số trong công tác khuyến nông, đổi mới sáng tạo để khuyến khích nông dân tham gia chuyển đổi số, hiện đại hóa ngành nông nghiệp. Hiện thành phố có hơn 25.000 hộ sản xuất được hỗ trợ chuyển đổi số trong sản xuất và đăng ký tham gia tiêu thụ nông sản trên môi trường số, với gần 500 sản phẩm...

 

 

Thùy Ngân 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline