Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 11:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Thúc đẩy chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

Thứ bảy, 11/02/2023 05:02

TMO - Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hướng tới một nền nông nghiệp số hoàn chỉnh với việc phát triển đồng bộ nền tảng hạ tầng số, chính quyền số nông nghiệp, kinh tế số nông nghiệp và nông dân, nông thôn số.

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ cao, công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã phát triển mạnh trong những năm gần đây, giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất. Trong đó, đối với lĩnh vực trồng trọt: Tỉnh đã áp dụng rồng rau, hoa trong nhà lưới bằng kỹ thuật thuỷ canh, canh tác trên giá thể không đất, hệ thống tưới nhỏ giọt, phun sương, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng sử dụng máy bay không người lái trong trồng lúa; sử dụng cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô (chuối tiêu hồng, hoa lan,...) áp dụng IPM, ICM, VietGAP trên cây trồng.

Ứng dụng biện pháp tưới nhỏ giọt cho cây thanh long trên vùng đất đồi theo công nghệ Israel để nâng cao hiệu quả sản xuất tại huyện Lập Thạch... Hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) đối với 28 cơ sở sản xuất chế biến rau quả; hỗ trợ 6 HTX tham gia dự án xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất rau có ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và quản trị chu trình sản xuất hàng hóa, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm, gắn với hình thành thương hiệu, phát triển thị trường và bền vững với môi trường.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có một số cơ sở ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất chăn nuôi như: Chăn nuôi lợn áp dụng công nghệ nuôi chuồng kín (160 trang trại); chăn nuôi gà áp dụng công nghệ nuôi chuồng kín (120 trang trại); giết mổ gia súc gia cầm công nghiệp áp dụng theo dây chuyền tự động (02 cơ sở: 01 cơ sở giết mổ lợn và 01 cơ sở giết mổ gia cầm). Hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) đối với 95 cơ sở chăn nuôi bò, lợn, gà để đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Các ngành chức năng tỉnh đã sử dụng cơ sở dữ liệu của Bộ NN&PTNT  cũng như ứng dụng công nghệ viễn thám (các loại phần mềm, GPS…), công nghệ thông tin (thiết bị điện tử, di động) và hệ thống thông tin địa lý (Mapinfo, ArcGIS…) trong điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Hiện nay, chi cục kiểm lâm đã đề xuất và triển khai dự án về quản lý rừng thông minh trên địa bàn tỉnh. Xây dựng được các mô hình ứng dụng công nghệ “sông trong ao” để nuôi cá, ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt thâm canh cao. Tuy nhiên, chưa có cơ sở dữ liệu và các ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

Tỉnh đã xây dựng một số mô hình tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn; ứng dụng công nghệ mới trong xử lý thấm các công trình thuỷ lợi; nghiên cứu, áp dụng mức tưới, hệ số tưới cho lúa áp dụng trong quy hoạch, thiết kế, quản lý khai thác các công trình thủy lợi; bản đồ quản lý tưới. Đã ứng dụng trạm quan trắc tự động hoặc hệ thống SCADA trong quản lý vận hành công trình thủy lợi nhưng kết quả còn hạn chế. Về mặt quản lý, chi cục thủy lợi cũng đang sử dụng, ứng dụng cơ sở dữ liệu của Tổng cục thủy lợi, Tổng cục phòng chống thiên tai trong quản lý. 

Tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số ngành NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc một cách đồng bộ, nhất quán và hiệu quả. 

Thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số ngành NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc một cách đồng bộ, nhất quán và hiệu quả, huy động được sự tham gia của mọi thành phần trong chuỗi giá trị nông nghiệp nhằm tối ưu hóa sản xuất, kinh doanh, giảm rủi ro, thiệt hại do biến đổi khí hậu, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp một cách bền vững, hướng tới một nền nông nghiệp số hoàn chỉnh với việc phát triển đồng bộ nền tảng hạ tầng số, chính quyền số nông nghiệp, kinh tế số nông nghiệp và nông dân, nông thôn số.

Đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế số, địa phương này hỗ trợ xây dựng được 02 mô hình (ưu tiên lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi) ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh, quản lý giám sát chất lượng;  Triển khai chuỗi cung ứng nông sản trên nền tảng Blockchain để quản lý nông sản từ quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ.

Ứng dụng các nền tảng công nghệ phục vụ truy suất nguồn gốc nông sản đối với các nông sản chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh Vĩnh Phúc. 15% số hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động có tham gia thương mại điện tử (quảng bá, xúc tiến thương mại, …), ứng dụng công nghệ số (IoT, Drone, …); 50% các làng nghề truyền thống được công nhận, có tiếp cận với công nghệ số. Triển khai hệ thống quản lý mã vùng trồng, cơ sở chăn nuôi cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. 10% sản phẩm chủ lực lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi được cấp mã vùng. Ứng dụng công nghệ số đưa hộ sản xuất nông nghiệp các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh lên sàn thương mại điện tử. 100% các sản phẩm OCOP được đưa lên các sàn thương mại điện tử.

Xây dựng được các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ số, chuyển đổi số phù hợp với ngành NN&PTNT; 10% số hộ sản xuất nông nghiệp quy mô sản xuất nông sản hàng hóa được đào tạo, tập huấn kỹ năng số (ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, …); 30% các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất hàng hóa được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an toàn thông tin;

Đến năm 2030: Hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng số ngành NN&PTNT  bao gồm: Hệ thống lưu trữ và xử lý dữ liệu, phòng điều hành, hệ thống kết nối, hệ thống IoT quan trắc dữ liệu nông nghiệp theo thời gian thực và các thiết bị đầu cuối…; Hoàn thiện cơ sở dữ liệu dùng chung và cơ sở dữ liệu chuyên ngành của ngành NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc đồng bộ với cơ sở dữ liệu của tỉnh và của Bộ NN&PTNT. Đảm bảo 100% dữ liệu của ngành NN&PTNT (trừ các dữ liệu đặc thù) được cập nhật trực tuyến, đồng bộ giữa các cấp, liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh, của Bộ NN&PTNT 

Hỗ trợ xây dựng được 14 mô hình ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, quản lý giám sát chất lượng. Mở rộng phát triển nền tảng và ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc nông sản đối với các mặt hàng chủ lực, sản phẩm OCOP của tỉnh. Đẩy mạnh hỗ trợ kết nối người dân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp với các sàn thương mại điện tử. Trên 30% số hợp tác xã nông nghiệp có hoạt động thương mại điện tử (quảng bá, xúc tiến thương mại, …), ứng dụng công nghệ số (IoT, Drone, …). 100% các làng nghề truyền thống được công nhận, có tiếp cận với công nghệ số. 25% sản phẩm chủ lực được cấp mã vùng; 100% các sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP được đưa lên các sàn thương mại điện tử.

Chuyển đổi số đồng bộ các ngành hàng nông nghiệp chủ lực, tập trung vào lĩnh trồng trọt, chăn nuôi (ưu tiên 4 ngành hàng cây thanh long, rau an toàn, lợn, gia cầm); Xây dựng các mô hình áp dụng đồng bộ công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp cho các sản phẩm chủ lực phục vụ tham quan, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm cho người dân và doanh nghiệp; Xây dựng các phần mềm sổ tay điện tử ngành NN&PTNT (dạng app mobile) và kết nối cơ sở dữ liệu để giúp nhà quản lý, người dân, doanh nghiệp trong tỉnh tra cứu các quy trình kỹ thuật sản xuất, thủ tục hành chính, dự tính, dự báo và hướng dẫn phòng trừ sinh vật có hại đối với cây trồng, vật nuôi; kết nối thị trường vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm… cho cây trồng, vật nuôi chủ lực...

 

 

Minh An 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline