Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 08:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ năm, 19/09/2024

Tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi

Thứ sáu, 13/09/2024 07:09

TMO - Điện gió ngoài khơi và điện khí được đánh giá là những trụ cột quan trọng trong quá trình chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh của Việt Nam. Tuy nhiên, việc phát triển các nguồn điện này đang gặp không ít thách thức, khó khăn cần được tháo gỡ...

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu điện trong nước đạt khoảng 6.000 MW và đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500 MW. Đối với điện khí, tổng quy mô công suất các dự án được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 30.424 MW, đến năm 2050 dần chuyển sang sử dụng hydrogen. Công suất tăng thêm của hai loại hình năng lượng này đến năm 2030 sẽ chiếm khoảng 50% tổng công suất cần bổ sung, có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia.

Nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển điện khí và điện gió ngoài khơi, đóng góp vào việc thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050, cùng với Quy hoạch điện 8, Chính phủ đã ban hành Quyết định 1009/QĐ-TTg ngày 31/8/2023 về Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi công bằng (JETP) và Quyết định 165/QĐ-TTg ngày 7/2/2024 về Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong thời gian tới, Việt Nam có kế hoạch triển khai 18 dự án nhiệt điện khí. 

Trong thời gian tới, Việt Nam có kế hoạch triển khai 18 dự án nhiệt điện khí, trong đó, 9 dự án sử dụng nguồn khí khai thác trong nước và 9 dự án sử dụng khí LNG. Tổng công suất tăng thêm từ các dự án trên dự kiến là 16.400 MW. Đối với điện gió ngoài khơi, tuy được quy hoạch công suất lên đến 6.000 MW vào năm 2030, nhưng hiện có một dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép nghiên cứu đo đạc thông số. 

Mặc dù đã có một số bước tiến, song các chuyên gia cho rằng vẫn còn nhiều thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển điện khí và điện gió ngoài khơi. Trong đó, cơ cấu và công nghệ của ngành năng lượng Việt Nam còn nhiều hạn chế. Việc phát triển điện khí để thay thế cho nhiệt điện than đòi hỏi phải thay đổi cấu trúc ngành điện của Việt Nam trong khoảng thời gian để đạt được mục tiêu mà Chính phủ đặt ra. Tuy nhiên, thời gian không còn nhiều, trong khi các dự án đã và đang được xây dựng chỉ chiếm một phần nhỏ công suất theo quy hoạch.

Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc phát triển các ngành năng lượng mới như điện khí, trong đó khó nhất là khí hydrogen, được Chính phủ đặt mục tiêu chiếm 10% nhu cầu năng lượng tiêu thụ cuối cùng vào năm 2050. Bên cạnh đó, chi phí lưu trữ hydrogen cao gấp 4 lần so với chi phí sản xuất. Còn đối với các loại hình năng lượng xanh khác như điện gió, nếu không đầu tư các cơ sở lưu trữ thì sẽ không đem lại hiệu quả cao...

Theo các đánh giá và dự báo của các tổ chức nghiên cứu kinh tế thế giới, trong trường hợp FED giảm lãi suất, nền kinh tế Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng trên 7% trong giai đoạn tới. Do đó, Thường trực Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương khẩn trương rà soát tổng thể các nguồn điện trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII theo hướng chuyển điện nền từ điện than sang điện khí, ưu tiên sản xuất trong nước để tăng trưởng điện đạt từ 12-15%/năm, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh, đời sống nhân dân, nhất là cam kết với nhà đầu tư nước ngoài trên tinh thần đã cam kết là nhất định thực hiện.

Đồng thời, Thường trực Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân của các nước trên thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời gian tới, bổ sung điện nền, giảm thiểu rủi ro thấp nhất về môi trường, báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.

Chính phủ đề ra những nhiệm vụ, giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện gió ngoài khơi, điện khí. 

Thành lập Tổ công tác rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện: Bộ Công Thương tập trung cao độ, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan, nhất là Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện, khẩn trương hoàn thiện Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) theo hướng những nội dung đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh là đúng, có hiệu quả từ Luật Điện lực trước đây cũng như đã được quy định tại các nghị định, thông tư, cần nghiên cứu để bổ sung, sửa đổi, cập nhật trong dự thảo luật lần này; những nội dung chưa rõ, còn nhiều biến số thì nghiên cứu theo hướng quy định các nguyên tắc trong luật và giao Chính phủ quy định cụ thể như vấn đề giá cả, tiêu chuẩn kỹ thuật...

Đồng thời, Bộ Công Thương cần rà soát các vướng mắc của pháp luật liên quan trong việc phát triển các dự án điện để nghiên cứu, đề xuất, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp nội dung vào dự án một luật sửa nhiều luật như Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật Biển Việt Nam, Luật Xây dựng…

Thường trực Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ dự thảo Quyết định thành lập Tổ công tác do đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương là Tổ trưởng và hai đồng chí Đặng Hoàng An, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là Tổ phó để rà soát các vướng mắc pháp lý trong triển khai dự án điện. Trên cơ sở đó, Tổ công tác có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất các sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện dự án Luật Điện lực (sửa đổi) với chất lượng cao nhất, hoàn thành trước ngày 20 tháng 9 năm 2024 để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp 8 theo quy trình một kỳ họp. Phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn trực tiếp chỉ đạo theo thẩm quyền, những vấn đề vượt thẩm quyền Phó Thủ tướng báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tổ công tác chủ động huy động lực lượng tham gia theo chức năng, nhiệm vụ được giao bảo đảm dự án Luật Điện lực (sửa đổi) và dự án một Luật sửa nhiều Luật có chất lượng tốt nhất, khả thi; sau khi các luật được ban hành tạo thuận lợi triển khai các dự án điện theo Quy hoạch, Kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tăng cường phân cấp phân quyền tối đa: Phát huy kinh nghiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thành công dự án đường dây 500 kV mạch 3 vừa qua, các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, các đơn vị phải huy động sức mạnh tổng hợp từ trung ương đến địa phương trong tổ chức triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nhất là triển khai các dự án, công trình hạ tầng quan trọng quốc gia, các dự án truyền tải điện, nguồn điện.

Thường trực Chính phủ lưu ý cần nghiên cứu, sửa đổi các luật theo hướng tăng cường phân cấp phân quyền tối đa, các vấn đề thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó giải quyết; bố trí, phân bổ nguồn lực hợp lý; quy định trách nhiệm và thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra giám sát; cần nghiên cứu để phân cấp cho các bộ, địa phương quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, Chính phủ thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc theo quy hoạch và sản phẩm đầu ra.

Đối với các dự án đã được cấp phép, yêu cầu chủ đầu tư phải thực hiện theo đúng cam kết, trường hợp không thực hiện theo đúng cam kết, đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiên quyết thu hồi giấy phép theo đúng quy định của pháp luật.

Về Đề án thí điểm điện gió ngoài khơi, Bộ Chính trị đã có chủ trương cho thí điểm sản xuất, xuất khẩu điện gió ngoài khơi tại Kết luật số 76-KL/TW ngày 24 tháng 4 năm 2024 về tình hình thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và một số định hướng cho giai đoạn mới. Do đó, Thường trực Chính phủ đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thành Sơn xem xét giao ngay cho các đơn vị để triển khai. Đối với các vướng mắc pháp lý như quy định về sản lượng, chuyển giá, đề nghị nghiên cứu bổ sung vào các dự án luật.

 

 

Lê Tâm 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline