Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 13:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Tập trung triển khai Luật Bảo vệ môi trường

Thứ sáu, 23/09/2022 20:09

TMO - Ngay sau khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được thông qua, Chính phủ đã chỉ đạo cần đặt trọng tâm là xây dựng các văn bản hướng dẫn và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm sẵn sàng triển khai có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022).

Thực hiện Kế hoạch được giao, các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung rà soát, xây dựng, trình ban hành, ban hành các văn bản theo thẩm quyền; đến nay, đã có 03 Nghị định của Chính phủ, 02 Quyết 4 định của Thủ tướng Chính phủ, 07 Thông tư được ban hành. Các văn bản còn lại tiếp tục được xây dựng trong giai đoạn 2022 – 2025 theo lộ trình.

Các địa phương cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020 . Đến nay đã có một số tỉnh/thành phố đã ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường5 ; 10 tỉnh/thành phố đã ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định về phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường6 ; 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành 21 văn bản quy định về quản lý chất thải rắn bao gồm các quy định về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế; tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, giá dịch vụ thu gom, xử lý chất thải rắn y tế, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường 5 năm và hàng năm, các quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố; quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Thu gom chất thải rắn sinh hoạt.

Trong giai đoạn 2022-2025, ngành Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 theo Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Từ nay đến năm 2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan ngang Bộ sẽ xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 18 văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn Luật, cụ thể: 06 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 06 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và 01 Thông tư của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, nghiên cứu, bổ sung việc ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường để có cơ sở trong việc triển khai thực hiện. Đồng thời sẽ nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; nghiên cứu, xây dựng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; văn bản pháp luật về nghĩa vụ pháp lý và bồi thường trong hoạt động quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.

Đặc biệt trong giai đoạn 2022-2025, ngành sẽ tiến hành rà soát, đánh giá và trình ban hành các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cho phù hợp với các quy định trong giai đoạn mới. Cụ thể, phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 – 2030; Phê duyệt Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội; Kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng; Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

 

 

Bạch Hoà

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline