Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 11:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường

Thứ năm, 07/03/2024 07:03

TMO - Trong thời gian qua, hợp tác quốc tế lĩnh vực tài nguyên và môi trường đã góp phần thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường ở nước ta như huy động nguồn vốn, tăng cường năng lực khoa học công nghệ lĩnh vực tài nguyên và môi trường; tiếp cận được phương pháp luận hiện đại, tiếp thu kinh nghiệm của các nước vào công tác quản lý môi trường…

Thông tin từ Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, hiện nay chất lượng không khí tại Việt Nam có sự phân hóa theo vùng, miền và theo quy luật mùa trong năm, dưới tác động của hiện tượng nghịch nhiệt. Tình trạng ô nhiễm không khí hiện chủ yếu xuất hiện tại các đô thị lớn với thông số bụi (TSP, PM10, PM2.5) vượt quá QCVN 05:2013/BTNMT. Tại các đô thị vừa và nhỏ, giá trị thông số bụi trung bình năm thấp, đạt QCVN 05:2013/BTNMT. Chất lượng không khí tại nông thôn cơ bản tốt nhưng vẫn còn tình trạng ô nhiễm cục bộ. 

Chất lượng môi trường nước trên các lưu vực sông chưa ghi nhận ô nhiễm kim loại và hóa chất bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, ô nhiễm cục bộ vẫn diễn ra tại các đoạn sông chảy qua khu vực đông dân cư, khu vực sản xuất như lưu vực các sông: Cầu, Nhuệ - Đáy, Đồng Nai, Bắc Hưng Hải,... Môi trường nước biển ven bờ khá tốt, tuy nhiên, một số khu vực nuôi trồng thủy hải sản, cửa sông bị ô nhiễm cục bộ bởi hợp chất nitơ, phốt phát và chất rắn lơ lửng.  

Đối với môi trường đất tại khu vực hoạt động công nghiệp, khu vực chuyên canh nông nghiệp, làng nghề có dấu hiệu bị suy giảm do ảnh hưởng của chất thải sản xuất, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Tình trạng thoái hóa đất, sạt lở đất, mặn hóa đất trồng trọt có xu hướng gia tăng cả về số lượng, mức độ và quy mô. Trong giai đoạn 2016 - 2021, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Việt Nam tiếp tục gia tăng. Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Việt Nam năm 2022 là khoảng 67,1 nghìn tấn/ngày. Lượng chất thải rắn sinh hoạt tăng tại các đô thị khoảng 10-16%/năm, có 25% các địa phương phát sinh 1000 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày, 95% chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị được thu gom, xử lý.

Thời gian qua, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát nguy cơ ô nhiễm môi trường. 

Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại tại Việt Nam năm 2022 đạt khoảng trên 90%. Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường đặc thù, 100% số nhà máy, nhiệt điện, hóa chất phân bón đã có đề án xử lý chất thải được phê duyệt. Đối với chất thải nguy hại, trên cả nước hiện có 117 cơ sở xử lý chất thải nguy hại được cấp phép. 

Hiện cả nước có 265/291 khu công nghiệp có công trình xử lý nước thải tập trung, đạt tỷ lệ 91%. Tuy nhiên, số lượng cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải đi vào hoạt động còn thấp với 179/734 cụm công nghiệp, mới đạt tỷ lệ 24,4%, tại các khu đô thị, có 94,2% người dân đã được cung cấp nước sạch. Tuy nhiên, tỷ lệ nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý mới đạt khoảng 15%.

Để kiểm soát, ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành 44 quy chuẩn kỹ thuật về môi trường còn hiệu lực thi hành. Cùng với đó, hệ thống quan trắc và cảnh báo về môi trường được đầu tư bài bản. Hiện có 1.298 trạm quan trắc tự động đã truyền số liệu về Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm 280 trạm quan trắc môi trường xung quanh và 1.018 trạm quan trắc phát thải tự động, liên tục. Gần 2.000 trạm quan trắc phát thải được các cơ sở sản xuất/khu công nghiệp xây dựng và truyền số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các ngành chức năng nhận thức của một số chính quyền địa phương, đoàn thể và người dân về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, chưa chuyển thành ý thức và hành động cụ thể. Việc huy động các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường nói chung và hạ tầng về xử lý chất thải chưa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế.

Việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực, nâng cao năng lực khoa học công nghệ trong xử lý rác thải là nhiệm vụ quan trọng cần được đẩy mạnh triển khai. 

Để tăng cường công tác bảo vệ môi trường, các Sở, ngành chức năng, địa phương cần chủ động kiểm soát các nguồn thải lớn, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; ngăn chặn các tác động xấu đối với môi trường. Phát triển kinh tế theo hướng sinh thái, tuần hoàn, tăng trưởng xanh, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Chủ động phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, kiểm soát các vấn đề môi trường xuyên biên giới.

Trong đó, việc tăng cường năng lực, huy động nguồn lực hợp tác quốc tế để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. Tập trung xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; quản lý môi trường trong các doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể. Đồng thời, huy động đầu tư từ xã hội, tăng dần chi ngân sách, nâng cao tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lực về bảo vệ môi trường. Tiếp tục huy động nguồn lực hợp tác quốc tế phục vụ cho bảo vệ môi trường và thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về môi trường. Xúc tiến, thúc đẩy hợp tác, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện, khả năng và mục tiêu bảo vệ môi trường của Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam tích cực tham gia 19 điều ước quốc tế về môi trường, trong đó tập trung triển khai thực hiện hiệu quả điều ước song phương và đa phương. Đó là, thúc đẩy thực hiện hoạt động hợp tác trong khuôn khổ các Bản ghi nhớ đã ký với Lào, Nga, Ba Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan, Italia, Hàn Quốc, Cu Ba, Pháp; xem xét, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền việc ký kết các Bản ghi nhớ cấp Bộ về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu với các đối tác quốc tế tiềm năng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia, là thành viên tham gia hiện diện đầy đủ trên các diễn đàn, Hội nghị quốc tế, đàm phán, đối thoại... nhằm đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước, đặc biệt chuyển từ quan niệm hợp tác nhận viện trợ sang chủ động hội nhập, sẵn sàng cùng tham gia, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi.

Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành, các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường như: chủ động thu hút các nguồn lực đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực quản lý nhà nước của ngành ở các cấp trung ương và địa phương; trao đổi kinh nghiệm cũng như học hỏi, vận động tài trợ để triển khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường, nhất là nội dung hợp tác quốc tế đã đi vào chiều sâu, như đánh giá tác động môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm hóa chất tồn lưu, bảo tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu... Tham gia tổ chức các sự kiện lớn về bảo vệ môi trường hằng năm, như: Giờ Trái đất, Ngày Trái đất (22/4), Ngày Môi trường Thế giới (5/6), Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5), Chiến dịch làm cho sạch thế giới hơn,.. 

Để tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trường trong thời gian tới, ngành Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành và địa phương cần cụ thể hóa, xây dựng chương trình hành động Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng “Chủ động, tích cực hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ thông tin, phối hợp nghiên cứu quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, bảo đảm an ninh sinh thái, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời giảm thiểu các tác động bất lợi từ quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” và Nghị quyết Trung ương IV (khóa X) “về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới”.

Trong đó, cần đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, gắn với thu hút đầu tư với giám sát quá trình thực thi, bảo đảm an ninh kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường; khuyến khích các hoạt động hợp tác công - tư tham gia bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế tuần hoàn; thực hiện hiệu quả các cam kết với quốc tế cũng như triển khai chiến lược thương mại tự do với các đối tác kinh tế - thương mại phù hợp với lợi ích, đặc thù của đất nước; tích cực tham gia xây dựng các quy tắc, luật lệ chung, góp giải quyết các vấn đề môi trường thể giới.

 

 

Thanh Tùng 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline