Hotline: 0941068156

Thứ hai, 25/11/2024 13:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Thứ hai, 25/11/2024

Tăng cường giám sát sức khỏe động vật hoang dã tại Việt Nam

Thứ bảy, 21/05/2022 12:05

TMO - Khoảng 60 đại diện các cơ quan trong nước và quốc tế, các tổ chức phi chính phủ vừa tham dự hội thảo tổng kết dự án ‘Giám sát sức khỏe động vật hoang dã - WildHealthNet’ do tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) và Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) phối hợp thực hiện từ năm 2018 đến năm 2022, với sự hỗ trợ của Chương trình Giảm thiểu Mối đe dọa Sinh học (BTRP) của Cơ quan Giảm thiểu Các mối Đe dọa Quốc phòng (DTRA) thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Trong suốt hai thế kỉ qua, các tác động và thay đổi do con người gây ra đối với hệ sinh thái đã làm gia tăng sự tương tác và lây truyền các tác nhân gây bệnh giữa động vật hoang dã (ĐVHD), động vật nuôi và con người. Giám sát sức khỏe ĐVHD được xác định là một yếu tố quan trọng trong công cuộc bảo tồn ĐVHD và là một thành phần không thể thiếu trong mạng lưới giám sát Một Sức khỏe - với mục tiêu đưa giám sát ĐVHD vào phương pháp tiếp cận “phát hiện, ngăn chặn, ứng phó” của cộng đồng y tế toàn cầu. Giám sát sức khỏe ĐVHD là việc làm cần thiết để phát hiện, quản lý mầm bệnh đe dọa tới quần thể ĐVHD như vi-rút Dịch tả lợn châu Phi và để hiểu hơn về tình hình dịch tễ của các mầm bệnh có nguồn gốc từ ĐVHD như các vi-rút SARS-CoV-1, Ebola, MERS-CoV, Nipah, Cúm gia cầm và SARS-CoV-2, tác nhân gây nên đại dịch COVID-19.

Bà Nguyễn Thị Điệp (bên trái), Cục Thú y và  Bà Hoàng Bích Thủy, Giám đốc Quốc gia, Tổ chức WCS phát biểu trong hội thảo.

Nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực của Việt Nam trong công tác phát hiện và ngăn chặn các tác nhân gây bệnh lây lan, cũng như ứng phó với dịch bệnh liên quan đến ĐVHD, dự án WildHealthNet đã triển khai các hoạt các hoạt động tập huấn, sáng kiến phát triển chính sách và thiết kế kỹ thuật giám sát dịch bệnh nhằm kiểm soát những mầm bệnh nguy hiểm đặc biệt trên ĐVHD và tăng cường năng lực trong hệ thống các cơ quan chính phủ Việt Nam cấp Trung ương và các tại tỉnh Nghệ An, Đồng Nai, Đồng Tháp và Bình Phước, hướng tới xây dựng mạng lưới quốc gia giám sát sức khỏe ĐVHD hiệu quả.

Trước những tác động lớn về an toàn sinh học, kinh tế và bảo tồn từ các bệnh mới nổi và tái nổi, dự án WildHealthNet đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước tại Việt Nam để làm rõ vai trò và trách nhiệm trong công tác phát hiện các tác nhân gây bệnh trên ĐVHD, các bước thực hiện và trao đổi thông tin nhằm ứng phó với dịch bệnh và xác định các tác nhân gây bệnh ưu tiên. Dự án đã phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Cục Thú y và các Chi cục Thú y/Chăn nuôi thú y các tỉnh Đồng Nai, Đồng Tháp triển khai các hoạt động giám sát chủ động tại thực địa với vi-rút Cúm gia cầm, Dịch tả lợn Châu Phi, Corona, Rickettsia và vi-rút hanta trên các loại ĐVHD tại những khu vực nguy cơ cao có sự tương tác giữa ĐVHD, động vật nuôi thông thường và con người.

Kết quả thu được là năm 2019, dự án đã phát hiện vi-rút Dịch tả lợn Châu Phi trên lợn rừng tại tỉnh Đồng Nai và sau đó là vi-rút Cúm gia cầm độc lực cao H5N1 trên các cá thể chim hoang dã bệnh và chết tại tỉnh Đồng Tháp năm 2021. Các kết quả đều được chia sẻ và báo cáo tới Cục Thú y. Dự án đã thu thập được 3.439 mẫu sinh phẩm từ 1.213 cá thể ĐVHD bao gồm các loài dơi, tê tê, lợn rừng, thú ăn thịt, gặm nhấm, chim hoang dã và linh trưởng và tiến hành chẩn đoán với các mầm bệnh ưu tiên.

Các đại biểu nêu quan điểm trong hội thảo

Dự án WildHealthNet cũng đã tăng cường các hoạt động giám sát bị động thông qua gia tăng việc phát hiện và điều tra các báo cáo ca bệnh, chết trên ĐVHD trong mạng lưới bao gồm sáu (06) vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn tại Việt Nam, bao gồm VQG Cát Tiên, VQG Pù Mát, VQG Bù Gia Mập, VQG Tràm Chim và rừng phòng hộ Tân Phú và Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai, đồng thời cải thiện thời gian báo cáo và ứng phó khi phát hiện ĐVHD bệnh/chết.

Bên cạnh đó, dự án WildHealthNet đã tập huấn cho 125 học viên là các cán bộ khoa học, cán bộ kiểm lâm, bảo vệ rừng, bác sĩ thú y và các cán bộ thú y về quy trình điều tra các ca bệnh, chết trên ĐVHD, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân đúng cách, phương pháp mổ khám xác động vật và thu thập mẫu sinh phẩm. Dự án cũng đã tổ chức ba cuộc tập huấn bồi dưỡng và cập nhật kỹ thuật tại tỉnh Nghệ An, Đồng Nai nhằm đánh giá sự mức độ hiểu biết của các học viên, cũng như tăng cường năng lực trong việc báo cáo ca bệnh, chết trên ĐVHD. Thông qua mạng lưới, dự án đã nhận được 18 báo cáo từ các VQG, khu bảo tồn tham gia vào mạng lưới giám sát về việc phát hiện ĐVHD bị chết, chủ yếu bao gồm các loài linh trưởng, voi, tê tê và lợn rừng. Các mẫu sau khi thu thập được sàng lọc với các mầm bệnh nguy hiểm đặc biệt ưu tiên và đều cho kết quả âm tính.

Dự án WildHealthNet đã xác định và thay đổi bộ công cụ thu thập và quản lý dữ liệu nhằm mô phỏng và hỗ trợ thực hành tốt nhất về báo cáo giám sát sinh học với các sự kiện và phát hiện thu được từ dự án. Dự án đã xây dựng bộ công cụ hỗ trợ thu thập thông tin dữ liệu sức khỏe ĐVHD theo một mẫu chuẩn (có tên Tiếng Anh là SMART for Health). Dự án cũng đã chỉnh sửa và áp dụng hệ thống quản lý thông tin giám sát sức khỏe ĐVHD (WHIP) để lưu trữ các dữ liệu của dự án. Hiện tại, dự án đã giới thiệu về WHIP và mở toàn quyền truy cập vào hệ thống này với Cục Thú y.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết từ việc tích cực tham gia vào mạng lưới giám sát sức khỏe ĐVHD và cách thức để mạng lưới góp phần hỗ trợ phát triển hệ thống giám sát sức khỏe ĐVHD tại Việt Nam.

TS. Nguyễn Văn Long, Quyền Cục trưởng, Cục Thú y, Bộ NN&PTNT chia sẻ: “Việt Nam chia sẻ mối lo ngại của toàn cầu về hệ thống quản lý dịch bệnh quốc gia liên quan đến sức khỏe ĐVHD. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy rõ những nguy cơ từ các dịch bệnh mới nổi và tái nổi do Việt Nam có những đặc điểm về địa lý, sinh học và văn hóa xã hội dẫn tới sự tương tác rất lớn giữa người và ĐVHD. Trong tình hình đó, dự án ‘Giám sát sức khỏe ĐVHD – WildHealthNet’ đã thúc đẩy việc lồng ghép, đưa các bệnh trên ĐVHD vào các hệ thống giám sát sức khỏe động vật quốc gia nhằm xác định và giải quyết các mối đe dọa về dịch bệnh cho ĐVHD, động vật nuôi thông thường và con người.”

Tại hội thảo, một số bất cập còn tồn tại trong hệ thống giám sát sức khỏe ĐVHD đã được xác định. Các đại biểu cũng đã thảo luận về các cơ hội tăng cường hợp tác bền vững đa ngành nhằm giải quyết các vấn đề nổi bật, trong đó bao gồm cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan nhằm hỗ trợ thiết lập một hệ thống giám sát bền vững cấp quốc gia về giám sát sức khỏe ĐVHD.

Bà Hoàng Bích Thủy, Giám đốc Quốc gia, Tổ chức WCS, chia sẻ: “Chúng tôi hướng đến xây dựng một hệ thống giám sát có thể triển khai và đáp ứng được các yêu cầu cũng như nguy cơ khác nhau hiện đang tồn tại ở nhiều khu vực khác nhau có tương tác giữa người và ĐVHD, đồng thời tối ưu hóa các hệ thống giám sát sức khỏe động vật hiện tại. Quá trình xây dựng hệ thống giám sát sức khỏe ĐVHD trong dự án WildHealthNet đã có sự hợp tác của các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực Thú y, Y tế công cộng, các cơ quan quản lý ĐVHD và các tổ chức bảo tồn ĐVHD. Chỉ khi có được sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, chúng ta mới có thể tối ưu hóa mối liên kết giữa các hệ thống giám sát trong từng lĩnh vực được xây dựng theo hướng tiếp cận Một Sức Khỏe.”

Hội thảo còn là cơ hội để ghi nhận những nỗ lực và quan tâm của Cục Thú y trong việc tiếp tục phát triển giám sát sức khỏe ĐVHD tại Việt Nam thông qua sự phối hợp giữa các đối tác trong mạng lưới với các ngành nông nghiệp, môi trường và y tế. Bên cạnh đó, hội thảo cũng là một cơ hội để vạch ra các bước tiếp theo nhằm hướng dẫn chuyển đổi sang một bộ máy quản lý hoàn thiện hơn về giám sát ĐVHD và điều phối mạng lưới giám sát sức khỏe ĐVHD cấp quốc gia. Ngoài ra, hội thảo còn là cơ hội kết nối với các sáng kiến giám sát Một sức khỏe do Chính phủ Đức, Liên minh Châu Âu, Chính phủ Hoa Kỳ, Ngân hàng Thế giới và Liên minh ba bên mở rộng (FAO, WHO, OIE, và UNEP) hỗ trợ nhằm thúc đẩy giám sát Một sức khỏe.   

 

Thiên Trường

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline