Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 16/05/2025 10:05

Tin nóng

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 16/05/2025

Hà Tĩnh: Siết chặt bảo vệ, bảo tồn chim hoang dã, chim di cư

Thứ năm, 15/05/2025 06:05

TMO - Hà Tĩnh là một trong những điểm đến quan trọng của các loài chim di cư. Tuy nhiên, thời gian qua, tình trạng săn bắt, bẫy, buôn bán trái phép các loài chim hoang dã vẫn diễn ra tại một số địa phương, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường công tác bảo vệ, bảo tồn các loài chim hoang dã.

Với hệ sinh thái đa dạng gồm rừng, đầm lầy, sông ngòi và vùng ven biển, Hà Tĩnh là địa bàn cư trú và dừng chân quan trọng của nhiều loài chim hoang dã, đặc biệt là chim di cư từ phương Bắc về tránh rét.

Trong đó, các khu vực như Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, vùng bãi ngang huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà và các đầm lầy ven biển Nghi Xuân – Kỳ Anh được ghi nhận là nơi sinh sống và trú ngụ của hàng trăm loài chim quý hiếm, trong đó có nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và quốc tế.

Là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kẻ Gỗ có tổng diện tích hơn 44.271 ha nằm trên địa bàn 15 xã, trải dài qua 4 huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Hương Khê, Kỳ Anh và giáp với tỉnh Quảng Bình, được bao phủ bởi rừng kín với nhiều loại cây cho gỗ có tên trong Sách đỏ Việt Nam cùng nhiều loài động, thực vật quý hiếm.

Đặc biệt, theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Tĩnh, riêng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ hiện có khoảng 300 loài chim, trong đó có các loài chim quý như cò quăm, giang sen, diệc lửa, sếu đầu đỏ, gà lôi lam mào đỏ... Đây không chỉ là tài nguyên sinh học quý giá mà còn là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn thiên nhiên.

Tuy nhiên, dù đã có nhiều nỗ lực từ chính quyền và các tổ chức bảo tồn, song tại một số địa phương, tình trạng săn bắt, bẫy và mua bán chim hoang dã vẫn diễn ra khá phổ biến, đặc biệt vào thời điểm chim di cư về địa bàn từ tháng 9 đến tháng 3 hằng năm.

Nhiều đối tượng dùng lưới giăng, bẫy keo, loa dẫn dụ để bẫy chim tại các khu vực đồng ruộng, đầm lầy, rừng ven biển. Các loài chim sau khi bị bắt thường được bán cho các quán ăn, nhà hàng hoặc rao bán công khai trên mạng xã hội. Thậm chí có trường hợp săn bắt cả những loài chim quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Do đó, công tác bảo vệ chim di cư tự nhiên được lực lượng kiểm lâm và các cơ quan, đơn vị liên quan ở tỉnh Hà Tĩnh siết chặt, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.

Hà Tĩnh là địa phương có nhiều loài chim di cư tới kiếm ăn. 

Tại các địa phương, công tác kiểm tra, kiểm soát tình trạng bẫy bắt, buôn bán động vật hoang dã và chim trời tự nhiên cũng đẩy mạnh vào cao điểm. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Hà Tĩnh, năm 2024 lực lượng kiểm lâm và các cơ quan, đơn vị liên quan đã phối hợp truy quét, tháo dỡ, tiêu hủy gần 149.000 dụng cụ bẫy bắt chim di cư tự nhiên, thả về môi trường hàng trăm cá thể chim mồi còn sống. Các dụng cụ bẫy bắt chim chủ yếu là que nhạ (keo bẫy chim siêu dính), chim cò giả (làm bằng xốp), lưới tàng hình, máy phát tín hiệu, chim mồi còn sống để dụ dỗ chim di cư xuống đậu và dính bẫy.

Tình trạng bẫy bắt chim di cư chủ yếu diễn ra vào mùa mưa bão ở các khu rừng phòng hộ ven biển, vùng đồng bằng có nhiều cây cối rậm rạp, ao hồ, đầm lầy. Trước đó, ngày 17/5/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 04 /CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam.

Việc đấu tranh, ngăn chặn bẫy bắt chim di cư trong mùa mưa bão ở tỉnh Hà Tĩnh được thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, góp phần bảo vệ sự sinh trưởng, phát triển của các loài chim hoang dã, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học.

Ngoài ra, để chủ động thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã nói chung, chim hoang dã, di cư nói riêng, ngay từ tháng 9/2024 tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn số 5691 /UBND-NL4 yêu cầu các địa phương đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý, bảo vệ chim hoang dã, chim di cư.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, ngành chức năng, UBND các xã, phường, thị, trấn, Ban Quản lý các chợ, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về bảo vệ các loài động vật hoang dã, chim di cư đến các tầng lớp Nhân dân; nhất là tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn không tham gia săn, bắt, mua bán, vận chuyển, giết mổ, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo các loài động vật hoang dã, chim di cư trái pháp luật; không tiếp khách, liên hoan… có sử dụng thực phẩm được chế biến từ chim hoang dã, di cư.

Lực lượng chức năng tiêu huỷ dụng cụ bẫy, bắt chim hoang dã trái phép.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tăng cường phối hợp các ngành chức năng, địa phương liên quan tăng cường tuần tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ chim hoang dã, di cư.

Yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo Công an cấp huyện, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư và các vi phạm liên quan đến quảng cáo, mua bán... trái pháp luật động vật hoang dã trên không gian mạng để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Thành lập các Đoàn liên ngành để tổ chức kiểm tra, truy quét các địa bàn thường xảy ra tình trạng săn, bắt động vật hoang dã, chim di cư (nhất là tại các khu vực cư trú, điểm dừng chân của chúng), các khách sạn, nhà hàng, quán ăn có kinh doanh dịch vụ ăn uống, các chợ, điểm mua, bán động vật hoang dã, chim di cư trên địa bàn, từ đó phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ các công cụ, dụng cụ, thiết bị săn, bẫy, bắt chim hoang dã, di cư và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật…

Đặc biệt, công văn nhấn mạnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ, thực hiện nghiêm túc nội dung trên, trường hợp không thường xuyên kiểm tra, giám sát, để xảy ra các hành vi vi phạm trên địa bàn mình quản lý do cơ quan cấp trên hoặc các cơ quan thông tin, báo chí phát hiện, phản ánh thì Chủ tịch UBND huyện, thành phố, thị xã đó chịu trách nhiệm trước pháp luật, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh theo đúng quy định.

Định kỳ ngày 20 hằng tháng, các địa phương, các đơn vị liên quan tổng hợp kết quả thực hiện, các vụ việc vi phạm, xử lý, báo cáo UBND tỉnh và gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm.

Cùng với việc ban hành các văn bản, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo trực tiếp đối với từng ngành, địa phương về công tác bảo vệ động vật hoang dã và loài chim di trú; kiên quyết, nhất quán quan điểm xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức săn bắt, bẫy, buôn bán và sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã và các loài chim tự nhiên.

 

 

Vũ Tuấn

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline