Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 26/07/2025 08:07

Tin nóng

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thứ bảy, 26/07/2025

Gia Lai ghi nhận 460 loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm

Thứ sáu, 13/06/2025 09:06

TMO - Kết quả của dự án điều tra, bảo tồn một số loài động, thực vật trên địa bàn tỉnh Gia Lai cho thấy, địa phương này có đến 460 loài động, thực vật nguy cấp, quý hiếm. 

Dự án điều tra, bảo tồn một số loài động, thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm và loài ưu tiên bảo vệ trên địa bàn do Chi cục Lâm nghiệp-Kiểm lâm phối hợp Phân viện điều tra, quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây Nguyên triển khai thực hiện nhằm điều tra, đánh giá và lập danh mục một số loài động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, có phân bố ở Gia Lai.

Xác định và mô tả được khu vực phân bố, đặc điểm sinh thái một số loài thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, qua đó đề xuất giải pháp quản lý bảo tồn một số loài thực vật thân gỗ nguy cấp, quý hiếm và một số loài thú lớn trên địa bàn tỉnh; xây dựng được quy trình nhân giống và phân tích dược chất một số loài thực vật quý hiếm.

Gà lôi trắng được phát hiện tại VQG Kon Ka Kinh (Ảnh: ĐL). 

Kết quả dự án đã ghi nhận và lập danh lục 1.919 loài, 896 chi, 190 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có 319 loài thực vật nguy cấp, quý hiếm sau khi đối chiếu với Sách đỏ Việt Nam-2007, Sách đỏ thế giới IUCN-2023 và Nghị định 84/2021/NĐ-CP, Công ước CITES. Đối với động vật, dự án ghi nhận và lập danh lục Gia Lai với 120 loài thú (40 loài nguy cấp, quý hiếm); 354 loài chim (65 loài nguy cấp, quý hiếm); 210 loài lưỡng cư-bò sát (36 loài nguy cấp, quý hiếm).

Dự án cũng thông báo kết quả phân tích thành phần hóa học và hoạt chất sinh học của cây na rừng và huỳnh đàn-2 loài cây có thể góp phần trong việc ngăn ngừa các bệnh thoái hóa như ung thư và tim mạch. Đồng thời, dự án cũng xây dựng quy trình nhân giống cho cây giáng hương và cẩm lai bà rịa.

Gia Lai hiện có khoảng 650.668 ha đất có rừng, trong đó, rừng tự nhiên khoảng 478.681 ha, rừng trồng 158.710 ha, rừng trồng chưa thành rừng hơn 13.276 ha. Xác định bảo vệ rừng giữ vai trò quan trọng đối với bảo tồn đa dạng sinh học, những năm qua địa phương này đã triển khai đồng bộ các giải pháp.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng được lực lượng kiểm lâm các địa phương đẩy mạnh triển khai, qua đó góp phần bảo tồn đa dạng sinh học. 

Theo Chi cục Lâm nghiệp-Kiểm lâm tỉnh, những năm qua Chi cục thường xuyên tham mưu UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo các địa phương triển khai quyết liệt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Nhờ đó, tình trạng phá rừng làm rẫy, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật được ngăn chặn, xử lý kịp thời. Những tháng đầu năm 2025, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp giảm so với cùng kỳ năm ngoái và không xảy ra các vụ xâm hại tài nguyên rừng quy mô lớn.

Đơn vị ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng. Chi cục Lâm nghiệp-Kiểm lâm tỉnh triển khai sử dụng phần mềm “Phát hiện mất rừng, cháy rừng trên địa bàn Gia Lai từ ảnh vệ tinh theo thời gian thực hiện” (Gia Lai FFW) và “Phát hiện sớm cháy rừng” (Hotspot GLA). Năm 2024, tỉnh đưa vào sử dụng “Bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn Gia Lai” để xác định khu vực có nguy cơ cao bằng cách thu thập các yếu tố khí tượng thủy văn, số liệu về tình hình cháy rừng để tính toán chỉ số khí tượng tổng hợp và xác định cấp dự báo cháy rừng từ cấp I đến cấp V nhằm thực hiện tốt và có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.../.

 

 

Thanh Nga 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline