Hotline: 0941068156

Thứ ba, 08/07/2025 19:07

Tin nóng

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Thứ ba, 08/07/2025

Ninh Bình: Tăng cường quản lý, bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư

Thứ hai, 26/05/2025 15:05

TMO - Để chủ động thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã nói chung, chim hoang dã, di cư nói riêng, UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý, bảo vệ chim hoang dã, chim di cư.  

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển các loài động vật hoang dã, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo vệ phát huy giá trị các vùng chim hoang dã, di cư còn chưa được chú trọng quan tâm đúng mức, hiện tượng săn bắt, mua bán chim hoang dã, di cư vẫn còn xảy ra tại một số địa phương.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam; góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan, hỗ trợ thúc đẩy phát triển du lịch nói riêng và định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh. UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành chỉ thị số 06/CT-UBND về việc tăng cường công tác quản lý, bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn tỉnh.

Theo đó các Sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền; chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư; đặc biệt là Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

Hướng dẫn số 13-HD/BTGTW ngày 19/7/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tăng cường tuyên truyền việc thực hiện không săn bắt, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn.

Sở Nông nghiệp và Môi trường tăng cường hướng dẫn các tổ chức quản lý, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên thực hiện bảo vệ và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước, các vườn chim, sân chim và các vùng chim hoang dã, di cư trên địa bàn. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, trong đó chú trọng tác động đến đa dạng sinh học (các khu bảo tồn, khu di sản thiên nhiên, các vùng chim hoang dã, di cư), nhằm đảm bảo các dự án đầu tư hoạt động không ảnh hưởng đến giá trị đa dạng sinh học trên địa bàn.

Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trên địa bàn tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư đặc biệt vào mùa chim di cư (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau). Chỉ đạo các chủ rừng tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng tại gốc; thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong phạm vi được giao quản lý.

UBND tỉnh Ninh Bình yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý, bảo vệ chim hoang dã, chim di cư.  

Công an tỉnh chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng có liên quan như Kiểm lâm, Hải quan, Quản lý thị trường,... thường xuyên trao đổi thông tin, tổ chức tuần tra, kiểm soát nhằm phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm các hành vi săn bắt, giết mổ, nuôi nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư trái phép             

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới biển, cửa sông, cửa lạch, địa bàn nhằm kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý các trường hợp săn bắt, mua bán, vận chuyển trái phép các loài chim hoang dã, di cư theo quy định của pháp luật. 

UBND tỉnh giao Sở Văn hoá và Thể thao; Sở Du lịch tăng cường công tác quản lý trong quá trình tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu đánh giá tác động, xây dựng tiêu chí để hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực đến sinh cảnh sống của các loài chim hoang dã, di cư trong các sự kiện đông người, tổ chức bắn pháo hoa, hoạt động có sử dụng âm thanh, ánh sáng công suất lớn (loa đài, đèn led...).

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn du khách, các cơ sở kinh doanh du lịch vai trò, ý nghĩa của đa dạng sinh học, chim hoang dã, di cư đối với môi trường và hoạt động du lịch. Phát triển thí điểm loại hình du lịch sinh thái - du lịch quan sát chim tại một số điểm du lịch tiềm năng như Kênh Gà, Vân Long, Thung Nham, Vườn Quốc gia Cúc Phương…, gắn hoạt động du lịch với truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức và cam kết thực hiện “nói không” với các hành vi săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt và chế biến món ăn có nguồn gốc từ động vật hoang dã, nhất là các loài chim quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường công tác phối hợp liên ngành thanh tra, kiểm tra các nhà hàng, cơ sở kinh doanh, các khu vực trọng điểm có nguy cơ cao về săn bắt, buôn bán, tàng trữ, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư; các phòng ban chuyên môn, chính quyền địa phương cấp xã và cơ quan thực thi pháp luật tổ chức ký cam kết cho các cơ sở kinh doanh trên địa bàn về việc không mua bán, sử dụng, tiêu thụ, trưng bày, quảng cáo mẫu vật động vật hoang dã không đảm bảo nguồn gốc hợp pháp, đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.../.

 

 

Minh Anh

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline