Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 18:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Tăng cường bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu

Thứ sáu, 11/11/2022 08:11

TMO - Thời gian qua Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai nhiều chương trình bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, phát triển tài sản trí tuệ, nhất là đối với những hàng hóa tại thị trường tiềm năng.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), các sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam giai đoạn 2022-2025 sẽ được bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài để nâng cao vị thế và uy tín sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sau đại dịch.

Trước đó, Bộ Khoa học và Công nghệ; Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký kế hoạch phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Theo ký kết, ba Bộ cùng phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, trong đó tập trung vào các biện pháp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam ở những thị trường nước ngoài, nâng cao vị thế và uy tín của sản phẩm Việt Nam ở thị trường nước ngoài.

Tăng cường bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với vùng sản xuất nông sản góp phần tạo thuận lợi trong xuất khẩu tại các thị trường khó tính.  

Có 6 nhóm nhiệm vụ được thực hiện trong kế hoạch này. Trong đó có nghiên cứu hoạt động hỗ trợ và khảo sát nhu cầu của các nhóm chủ thể. Các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu và chủ sở hữu, quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý sẽ được tư vấn, hướng dẫn bảo hộ ở nước ngoài. Chương trình cũng thí điểm hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng xuất khẩu vào thị trường nước ngoài trọng điểm. Tuyên truyền, quảng bá, hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý tại nước ngoài.

Trong năm 2021, Bộ Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý cho vải thiều Lục Ngạn, thanh long Bình Thuận tại thị trường Nhật Bản, mở đường cho việc thúc đẩy bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các nông sản khác của Việt Nam tại thị trường khó tính này. Năm 2021, cả nước có 95.139 đơn đăng ký bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ... được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận, trong đó xử lý được 85.204 đơn các loại. Hiện nay, Yên Bái, Hà Giang, Thanh Hóa, Bến Tre là các tỉnh có nhiều chỉ dẫn địa lý được bảo hộ (Yên Bái: 8; Hà Giang: 7; Thanh Hóa: 6; Bến Tre: 5).  

Thực hiện kế hoạch phối hợp hỗ trợ bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các chủ thể liên quan trong việc sử dụng nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là nông sản và đặc sản các vùng miền trên thị trường quốc tế.

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, đối với những sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các tỉnh có nhiều chỉ dẫn địa lý được bảo hộ sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao về số lượng và chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản xuất theo đúng quy trình, áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến, thực hành sản xuất nông nghiệp (VietGAP, GlobalGAP), thiết lập và áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Các tỉnh này cũng sẽ đẩy mạnh hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị; tăng cường quản lý sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ, kiểm soát và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể.

 

 

Ngọc Ánh 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline