Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 15/12/2024 02:12

Tin nóng

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Chủ nhật, 15/12/2024

Số hoá trong bảo vệ, chi trả dịch vụ môi trường rừng

Chủ nhật, 03/11/2024 05:11

TMO - Trong bối cảnh công nghệ hiện đại đang ngày càng chiếm ưu thế, Quỹ Bảo vệ - phát triển rừng tỉnh Quảng Nam đã tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nhằm kịp thời phát hiện mọi diễn biến, biến động của rừng, tăng cường khả năng quản lý rừng hiệu quả, đồng thời số hoá trong thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tạo điều kiện thuận lợi trong giám sát, hoạt động.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh Quảng Nam đã thu hơn 100,1 tỷ đồng tiền DVMTR. Nguồn thu chủ yếu của chính sách từ các nhà máy thủy điện, các đơn vị nước sạch, nước công nghiệp. Về nguồn chi, Quỹ Bảo vệ - phát triển rừng Quảng Nam nhận ủy thác đã tạm ứng 2 lần tiền chính sách DVMTR cho các chủ rừng gần 68,7 tỷ đồng.

Nguồn thu đáng kể này đã hỗ trợ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, góp phần giảm nghèo, tăng thu nhập cho hàng nghìn hộ đồng bào trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Được hưởng lợi từ DVMTR, người dân tích cực tham gia bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, những cánh rừng đầu nguồn phát triển ngày càng xanh tốt.

Quảng Nam là địa phương có diện tích rừng lớn thứ hai của cả nước với diện tích rừng tự nhiên là 1.057.474,05 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 681.156 ha, bao gồm rừng tự nhiên hơn 462.320 ha, rừng trồng hơn 218.800 ha. Tỷ lệ che phủ rừng khá cao đạt 58,88 %. Có thể nói, nhờ bảo vệ rừng tốt nên số tiền thu từ dịch vụ này tăng qua các năm.

Tính tới thời điểm này, cơ quan lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ - phát triển rừng tỉnh Quảng Nam xác định được diện tích chi trả DVMTR là 311.120,67ha. Tính đến ngày 15/10, Quỹ Bảo vệ - phát triển rừng Quảng Nam đã nhận thu ủy thác hơn 141,5 tỷ đồng tiền DVMTR, đạt hơn 72,7% kế hoạch năm 2024 (194,5 tỷ đồng). Nguồn thu chủ yếu từ các nhà máy thủy điện và điều phối từ Quỹ Bảo vệ - phát triển rừng Việt Nam.

Để có thể tính toán và xác định chính xác được diện tích chi trả DVMTR, các cán bộ quản lý rừng tỉnh Quảng Nam đã tăng cường áp dụng khoa học công nghệ để triển khai thực hiện. Cụ thể, các khu bảo tồn (Sao la, voi Nông Sơn), vườn quốc gia (Sông Thanh, Bạch Mã)… gần như khai thác được các tính năng tích hợp của công nghệ ảnh viễn thám để phục vụ cho nhiệm vụ bảo tồn.

Tính đến ngày 15/10, Quỹ Bảo vệ - phát triển rừng Quảng Nam đã nhận thu ủy thác hơn 141,5 tỷ đồng tiền DVMTR. (Ảnh minh hoạ).

Bằng chứng là bẫy ảnh viễn thám đã phát hiện, ghi nhận nhiều cá thể sao la, voi rừng còn sống. Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam nhận định, công nghệ viễn thám là “tai mắt”, vệ tinh quản lý bảo vệ rừng. Với độ bao phủ lớn, ảnh viễn thám được sử dụng để thu thập, xây dựng dữ liệu, tính toán, minh bạch trạng thái rừng giàu nghèo, hoặc xác định được khu vực không có rừng. Ảnh viễn thám đã và đang trở thành một công cụ đắc lực, mang lại hiệu quả cao trong giám sát và bảo vệ rừng.

Nhờ đẩy mạnh triển khai công nghệ số theo dõi diễn biến rừng mà năm 2023, cơ quan chức năng đã xác định không chi trả DVMTR với diện tích hơn 639ha. Bởi các nguyên do phát hiện khu vực đất trống không đưa vào chi trả, khai thác rừng trồng và trồng rừng mới, sai khác hiện trạng kiểm kê rừng, canh tác nương rẫy cũ, diện tích rừng bị sạt lở,....

Đại diện Quỹ Bảo vệ - phát triển rừng tỉnh Quảng Nam cho biết, năm 2019, phần mềm cập nhật diễn biến rừng (FRMS) được sử dụng phổ biến trong toàn bộ ngành lâm nghiệp, đặc biệt phần mềm giúp xác định diện tích rừng chi trả tại các địa phương nhanh chóng, kịp thời, độ chính xác cao, làm cơ sở chi trả tiền DVMTR hàng năm cho các chủ rừng.

Bên cạnh đó ảnh vệ tinh giám sát hiệu quả các hệ sinh thái rừng. Bởi có chức năng phát hiện và theo dõi sự thay đổi theo thời gian trong đất đai, cây trồng bằng cách ghi lại một danh sách các tham số sinh học khí hậu như độ ẩm đất, việc thay đổi mục đích sử dụng đất, giám sát sự phát triển cây, theo dõi phá rừng, ước lượng lượng sinh khối, bảo tồn tự nhiên…

Để các cán bộ quản lý rừng chuyên trách hiểu thêm và sử dụng nhuần nhuyễn các công nghệ, phần mềm hiện đại, thời gian qua, Quỹ Bảo vệ - phát triển rừng tỉnh Quảng Nam còn tổ chức nhiều đợt tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm bản đồ trên thiết bị di động cho 18 cộng đồng tại 3 huyện Bắc Trà My, Tây Giang và Nam Giang.

Mỗi đợt bám rừng, cộng đồng dân cư đều phải dùng điện thoại smartphone chụp ảnh ghi lại tọa độ hiện trường, diễn biến khu vực rừng được tuần tra. Để thực thi chính sách DVMTR, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã phối hợp với các huyện, UBND các xã tổ chức tuyên truyền Luật Lâm nghiệp, Nghị định 156/2018/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; lợi ích từ việc chi trả tiền DVMTR không dùng tiền mặt.

Nhờ triển khai đồng bộ, thống nhất các phần mềm công nghệ cho các chủ rừng, việc xác định diện tích rừng chi trả DVMTR hằng năm dựa trên số liệu theo dõi diễn biến rừng để làm cơ sở chi trả (tạm ứng, thanh toán) đỡ tốn kém kinh phí, công sức, thời gian và đạt độ chính xác cao so với nghiệm thu trực tiếp diện tích rừng chi trả DVMTR trước đây.

Chi trả DVMTR đã tạo sinh kế bền vững từ rừng cho người dân Quảng Nam. (Ảnh minh hoạ).

Cùng với việc ứng dụng công nghệ, số hoá trong quản lý, giám sát rừng, việc chi trả DVMTR cho các chủ rừng ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới… qua số tài khoản ngân hàng, giao dịch điện tử đã mang lại nhiều tiện lợi.

Chi trả DVMTR qua số tài khoản đã tiết kiệm được nhân lực, thời gian để thực hiện việc chi trả tiền DVMTR, giảm bớt lượng tiền mặt tồn quỹ, hạn chế được rủi ro mất mát. Đáng chú ý, vào tháng 4/2024 UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành quy định số lần tạm ứng, tỷ lệ tạm ứng và thanh toán tiền DVMTR hàng năm giúp công tác quản lý, điều hành, sử dụng nguồn tiền chi trả đúng quy định và đi vào nề nếp.

Tại Quỹ Bảo vệ - phát triển rừng tỉnh, cán bộ, viên chức, người lao động đang sử dụng các phần mềm công nghệ số vào lĩnh vực kế toán, bảo hiểm, quản lý tài sản, kê khai và quyết toán thuế; sử dụng các phần mềm Mapinfor, QGIS để quản lý, theo dõi diện tích rừng chi trả, các chủ rừng...Đồng thời, việc nâng cao công tác tuyên truyền, hướng dẫn bà con cũng được đẩy mạnh.

Các bài tuyên truyền cũng như thông báo, số liệu về diện tích, số tiền chi trả để các chủ rừng, chính quyền và các cơ quan liên quan nắm bắt, khai thác... Các thông tin bổ ích đều được Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh chia sẻ lên các nền tảng mạng xã hội như: Zalo, fanpage facebook, youtube nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của đơn vị.

Thực hiện chính sách chi trả DVMTR, thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã huy động các tổ chức, cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chính sách chi trả DVMTR đã góp phần quan trọng cải thiện diện mạo nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đây cũng là nguồn kinh phí quan trọng để các tổ, đội quần chúng ở cơ sở nâng cao trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng tại địa phương và tăng thu nhập cho nhiều hộ dân, tạo sinh kế bền vững từ rừng, đồng thời tạo động lực để người dân gắn bó, giữ gìn và phát triển rừng.

 

 

Nguyễn Yến

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline