Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 13:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Rà soát, nghiên cứu tổng thể các giải pháp chống ngập lụt đô thị

Thứ năm, 27/10/2022 22:10

TMO - Nhằm chủ động các phương án ứng phó với tình trạng ngập lụt đô thị, hạn chế tối đa thiệt hại, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành, địa phương cần rà soát, nghiên cứu tổng thể các giải pháp chống ngập lụt khu vực đô thị trên địa bàn thành phố. 

Theo đó, từ cuối tháng 9/2022 đến nay, thành phố chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 4, bão số 5 và 2 đợt mưa, lũ lớn trong tháng 10 đã gây ra nhiều thiệt hại. Đặc biệt là trận mưa, lũ, ngập lụt diễn ra vào tối 14 và ngày 15/10 với lượng mưa phổ biến từ 200-400mm, có nơi lên đến 500mm đã khiến 52/56 phường, xã thuộc 7 quận, huyện và hầu hết các tuyến đường đều bị ngập, nhiều tầng hầm, một số trụ sở công trình quan trọng của Nhà nước, doanh nghiệp và nhà dân ngập sâu từ 0,5- 1 m, có nơi ngập sâu đến 2m. 

Để chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt trên địa bàn thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng đề nghị Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương rà soát lại phương án chống ngập đô thị, nhất là khu vực trung tâm thành phố cho phù hợp hơn với thực tiễn hạ tầng, đô thị của thành phố.

Trận mưa lớn lịch sử ngày 14,15/10 vừa qua đòi hỏi thành phố Đà Nẵng cần rà soát tổng thể hạ tầng đô thị, các phương án chống ngập. Ảnh: Ngọc Hân 

Cụ thể, Sở Xây dựng tổ chức khảo sát, xác định cụ thể, các vị trí, điểm ngập, độ sâu ngập, thời gian ngập tại các khu vực, khu dân cư trong trận mưa lịch sử ngày 14/10; cần đánh giá mức độ ngập và khả năng chịu đựng tối đa của các khu dân cư, khu vực trũng thấp đối với từng trận mưa để hoàn thiện phương án ứng phó. 

Đồng thời, đánh giá lại tổng thể hiện trạng, quy hoạch hệ thống thoát nước, tiêu thoát lũ của thành phố và các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình thoát nước, trong đó khẩn trương tiến hành khảo sát toàn bộ các bất cập hiện nay về hệ thống cống thoát nước, đặc biệt tại khu vực đô thị cũ (khẩu độ cống khớp nối, cửa thu nước…) và đề xuất phương án cải tạo phù hợp.

Cùng với đó, rà soát tình hình vận hành các trạm bơm chống ngập, nêu rõ các hạn chế hiện nay (nếu có) và đề xuất giải pháp phù hợp để tăng cường khả năng thoát nước, chống ngập khu vực đô thị, trung tâm thành phố; nghiên cứu giải pháp tổng thể chống ngập trước mắt và lâu dài như: đầu tư nâng cấp hệ thống công trình thoát cũ và xây dựng mới hệ thống thoát nước cống, trạm bơm, tuyến tiêu thoát nước, nghiên cứu đầu tư mới, mở rộng các hồ điều tiết, tích trữ nước khu vực đô thị và nông thôn.

Sở Xây dựng lưu ý, trong quá trình thẩm định các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt trong thời gian đến theo hướng ưu tiên dành quỹ đất để bố trí hành lang thoát lũ; hình thành các hồ điều hòa và tăng diện tích hành lang xanh, mảng xanh đô thị; hạn chế tối đa việc bê-tông hóa nếu không thật sự cần thiết và lựa chọn chu kì lặp lại trận mưa tính toán cao hơn (tần suất mưa lớn) trong đồ án quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa và các dự án mới. 

Sở Xây dựng phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các địa phương rà soát các công trình giao thông, khu đô thị, dân cư lấn sông, lấn chiếm hành lang thoát lũ, chắn ngang các tuyến thoát lũ để có giải pháp khắc phục, như: đường ADB5 Hòa Tiến - Hòa Phong, đường vành đai phía nam Hòa Phước - Hòa Khương, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đường vành đai phía tây...

UBND các quận, huyện phối hợp với Sở Xây dựng, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố cùng các ngành, đơn vị rà soát kỹ lại phương án phòng chống thiên tai nói chung và ngập lụt đô thị, ngập lũ ven sông nói riêng để hoàn thiện phương án của địa phương và phương án tổng thể của thành phố.

Trong đó, tổ chức đánh dấu vết lũ (mực nước ngập cao nhất), nghiên cứu khoanh vùng và lập bản đồ vùng ngập thấp trũng để cập nhật vào phương án ứng phó của địa phương; bổ sung các khu vực ngập và các điểm ngập mới vào phương án, lưu ý các khu vực trũng thấp, khu nhà liền kề, quy hoạch “treo” chờ giải tỏa.

Lập danh sách và số điện thoại người dân vùng thấp trũng để cảnh báo sớm khi có tin cảnh báo mưa, lũ; lập danh sách và công bố rộng rãi số điện thoại cứu hộ cứu nạn của các cấp địa phương và lực lượng vũ trang; rà soát phương án hiệp đồng, phối hợp giữa các lực lượng của địa phương và lực lượng vũ trang thành phố, phân công nhiệm vụ, địa bàn cụ thể để chủ động, kịp thời tổ chức triển khai phòng chống thiên tai, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai xảy ra

Đồng thời trang bị, cấp phát thiết bị cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng vũ trang và lực lượng tại cơ sở đảm bảo theo phương châm “4 tại chỗ”, bảo đảm lực lượng túc trực và hỗ trợ người dân; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động xây dựng trên địa bàn, xử lý nghiêm trường hợp đổ chất thải xây dựng vào hệ thống thoát nước...

Các đơn vị lực lượng vũ trang, UBND các quận, huyện, các sở, ngành kiểm tra, rà soát, báo cáo các khu vực đã sạt lở và có nguy cơ sạt lở, đồng thời rà soát các khu dân cư, trụ sở cơ quan, nơi làm việc, nơi đóng quân của các đơn vị, tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất đá, đồi núi, lũ quét, chủ động sơ tán đến nơi an toàn...

Sau trận mưa lớn hầm chui đường Điện Biên Phủ vẫn ngập sâu. Ảnh: Thùy Trang 

Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng nhận định, lượng mưa trong tối 14-15/10 đã vượt quá khả năng đáp ứng của hệ thống thoát nước thành phố. Đà Nẵng đã đầu tư hệ thống thu gom nước thải ven Biển Đông từ Võ Nguyên Giáp đến Hồ Xuân Hương, tách nước thải và nước mưa riêng, nhưng cũng chỉ tính toán cho lượng mưa 100-200 mm/ngày. Ngoài ra, bất lợi của thành phố trong đợt mưa này là trùng với triều cường lên, nước mưa không thể thoát ra qua đường này. Hệ thống máy bơm hoạt động cũng không xử lý đẩy nước được trong tình huống mưa lớn như vậy.

Để ứng phó với tình  trạng ngập lụt nghiêm trọng tại thành phố như thời gian qua, các chuyên gia cho rằng Đà Nẵng cần xem xét đánh giá kỹ các công trình thoát nước hạ tầng khi xây dựng mới; đánh giá lại các hiện trạng và quy hoạch, thoát nước, thoát lũ. Ngoài việc xác định số điểm ngập sau mỗi lần mưa, cần đánh giá mức độ ngập và khả năng chịu đựng tối đa của các khu vực tương ứng với lượng mưa tối đa. Để tăng khả năng thoát nước thì cần đầu tư thêm các công trình thoát nước, xây dựng theo từng giai đoạn... 

Hiện nay, thành phố Đà Nẵng đang tích cực nghiên cứu, triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch thành phố theo Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Thành phố Đà Nẵng hiện có 31 hồ điều tiết nước, chủ yếu là hồ nhỏ (có diện tích từ 1,4 – 6,9 ha). Hồ điều tiết lớn nhất hiện tại là hồ Bàu Tràm (KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu) với diện tích 48,6 ha.

Thành phố Đà Nẵng sẽ xem xét, đánh giá đúng mức lại vai trò của các hồ điều tiết. Trong đó nhấn mạnh, cần có nghiên cứu sâu về vấn đề này và xem xét tăng cường mạng lưới hồ điều tiết nước. Để giảm quy mô và lưu lượng mạng lưới thoát nước mưa việc cần thiết là xây dựng các hồ điều hoà (bao gồm cả cải tạo hồ hiện trạng và xây dựng mới) trong từng lưu vực và đảm bảo tuân thủ theo vị trí các hồ quy hoạch trong đồ án điều chỉnh quy hoạch.

 

 

Nguyễn Bình 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline