Hotline: 0941068156

Thứ hai, 16/09/2024 09:09

Tin nóng

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

Thứ hai, 16/09/2024

Quần thể mộc cổ thụ bên ngôi đền thiêng ở Lào Cai

Thứ tư, 05/07/2023 14:07

TMO - Nằm trong quần thể di tích lịch sử đền quốc gia Bảo Hà của tỉnh Lào Cai, từ lâu đền Ken (xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) đã nổi tiếng linh thiêng bởi vẻ đẹp tôn nghiêm tĩnh lặng, um tùm cổ kính của những cây sui cùng với những chứng tích lịch sử còn nguyên giá trị. Quần thể cây sui cổ thụ khuôn viên đền là những “chứng tích sống” còn ghi dấu về quá trình hình thành và phát triển của ngôi đền.

Các cụ cao niên trong bản Ken kể lại: “Xưa kia rừng núi ở đây có rất nhiều cây sui, đồng bào thường lấy nhựa độc của cây tẩm vào mũi tên cung nỏ để bắn thú rừng và tiêu diệt kẻ xâm lăng. Người Xa Phó còn biết bóc vỏ cây sui đem ngâm nước tách lấy phần xơ sợi để làm áo, làm chăn dùng trong những ngày mưa rét. Nhưng quần thể cây sui trong đền thiêng vẫn được giữ gìn bảo vệ và mỗi khi có công việc hệ trọng, người dân thường tới đây để thắp hương, cầu mong mọi sự tốt lành”.

Chẳng biết những lời cầu nguyện của mọi người linh nghiệm đến đâu, nhưng trong suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tất cả trai tráng các bản làng trong xã trước khi lên đường chiến đấu đều mang quần áo, xôi gà tới đền Ken làm lễ và điều kỳ lạ là tất cả đều trở về bình an. Trong tổng số gần 200 cựu chiến binh của xã trong suốt thời kỳ đó chỉ có 2 thương binh và không có người nào hy sinh cả.

Quần thể 5 cây sui trong khuôn viên đền Ken thuộc huyện Văn Bàn, Lào Cai được công nhận là cây Di sản Việt Nam năm 2017. 

Có thể nói, quần thể cây sui trong khuôn viên đền Ken là một bộ phận không thể tách rời của ngôi đền và đã đi vào đời sống tín ngưỡng, truyền thống văn hóa lịch sử của người dân địa phương. Những linh mộc cổ thụ này cũng là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, khả năng vươn lên trong khó khăn bão tố của bà con các dân tộc trong vùng. Mỗi khi nhắc đến đền Ken, đến những cây cổ thụ quanh đền, mọi người đều hết sức tự hào và luôn coi đây là biểu tượng cho niềm tin và khát vọng của mình.

Quần thể 5 cây sui nằm trong khuôn viên đền Ken, xã Chiềng Ken, huyện Văn Bàn là những cây cổ thụ trên 300 năm tuổi, trong đó cây gỗ sui lớn nhất ở đền Ken, xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai) có tuổi đời 300 năm, cao 54 m, chu vi thân 11 m. Cây đã từng che chở cho những chiến binh chống giặc. Đồng thời cũng là nơi khởi nguồn Lễ hội Xuống đồng đầu năm của bà con dân tộc Tày ở địa phương. Với tuổi đời và những giá trị lịch sử, văn hóa mà nhóm 5 cây Sui cổ thụ trên mang lại, năm 2017, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết định công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Ngược dòng lịch sử, người xưa cho biết, cuối thế kỷ XVII, sau khi nhà Tây Sơn thất thủ, các tướng lĩnh bị Gia Long truy sát phải chạy dạt lên các vùng biên ải hoặc cải tên đổi họ sống mai danh ẩn tích. Trong số đó, có Nguyễn Công Chất chạy lên khu vực rừng núi rậm rạp vùng Quy Hóa, Lục An Châu (khu vực Lục Yên, tỉnh Yên Bái ngày này). Ông không đổi họ, mà chỉ đổi tên đệm và từ đó vùng đất này có thêm dòng họ Nguyễn Đình. Sau này Nguyễn Đình Thu (cháu nội của Nguyễn Công Chất) được cử làm tri châu Văn bàn, lấy vợ người Tày và đưa thân tộc về lập bản tại Đồng Vệ (xã Chiềng Ken). Tiếp đó, Nguyễn Đình Long (con của Nguyễn Đình Thu) cũng thay cha làm tri châu Văn Bàn và dựng ngôi đền bằng gỗ dưới chân núi Tác Tầng (hay còn gọi là Khau Đao) thờ Mẫu Thượng Ngàn. Với uy quyền của quan quan tri châu, những năm cuối thế kỷ XIX (khoảng 1898-1903), ông huy động đồng bào địa phương di chuyển từ ngôi đền từ Đồng Vệ về Chiềng Ken và được người dân lưu giữ cho tới ngày nay.

Do lợi thế tọa lạc trên khu đất rộng trên đỉnh Pù Đỉnh có tầm quan sát rộng, nên nhiều năm quân đội Pháp đã chọn đền Ken làm điểm “chốt giữ” cả bốn thôn: Ken, Chiềng, Bô, Bẻ. Chính vì thế, trong giai đoạn từ năm 1947 đến năm 1950 đã có nhiều cuộc giao tranh ác liệt giữa quân Việt Minh và binh lính Pháp tại đây. Nhiều mảnh đạn, đầu đạn còn để lại dấu tích trên những thân cây sui và trên bức tường của ngôi đền.

Theo dòng lịch sử, ban đầu ngôi đền được Nguyễn Đình Long lập ra để thờ Mẫu Thượng Ngàn, nhưng về sau nhân dân trong vùng nhớ tới công lao của ông nên đã tôn thờ Ngài và các vị tướng lĩnh dòng họ Nguyễn tại nơi đây. Có lẽ vì thế, có lúc người dân còn gọi là đình Ken. Qua thời gian với những biến cố thăng trầm của lịch sử và các cuộc chiến tranh đã khiến đền Ken bị tàn phá nhiều lần, có lúc tưởng chừng như không còn dấu tích. Năm 2006 đền chính thức được tôn tạo xây dựng lại khang trang và được UBND tỉnh Lào Cai công nhận là di tích lịch sử văn hóa.

Hằng năm, cứ vào ngày 07/01 âm lịch tỉnh Lào Cai tổ chức tế lễ đền Ken để tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân. Hội đền Ken bao giờ cũng được tổ chức dài ngày, suốt cả tháng Tết, trong đó có nhiều tiết mục văn hóa và trò chơi dân gian mang tính thượng võ như hát then, hát chầu văn, ném còn, đi cà kheo, đẩy gậy, đua ngựa...

Tại tỉnh Lào Cai, cây Đa Di sản trên đền Thượng được nhắc đến với vẻ uy linh cột mốc vùng biên. Khu di tích đền Thượng uy nghi tọa lạc trên đồi Hỏa Hiệu thuộc dãy núi Mai Lĩnh. Ngôi đền được người dân xây dựng vào thời niên hiệu Chính Hòa (1680-1705), đền thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người đã có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi non sông đất nước, một danh nhân lịch sử vĩ đại, vị thánh linh thiêng tôn quý trong tâm thức của các thế hệ người Việt Nam.

Đền Thượng soi mình bên dòng Nậm Thi xanh trong, đây cũng là đường biên giới biên ải giữa Việt Nam với Trung Quốc. Nơi đây được cho là vị trí yết hầu quan trọng trong chiến lược chống giặc ngoại xâm của cha ông ta. Ngay dưới chân Đền du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây đa sum suê tỏa bóng. Cây đa hơn 300 năm tuổi này được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây đa xanh tốt uy nghi minh chứng cho sự gìn giữ nền độc lập và chủ quyền dân tộc. Cây đa là biểu tượng cột mốc biên cương của đất nước.

Cây đa ở đền Thượng, thành phố Lào Cai có tuổi đời trên 300 năm, chu vi 44m, cao hơn 36m được công nhận là “Cây Di sản Việt Nam” năm 2012. 

Ngay dưới gốc đa là ngôi miếu thờ Bà Chúa Thượng Ngàn (Nữ chúa rừng xanh) ngày ngày nghi ngút khói hương thành kính, càng tôn thêm vẻ uy nghiêm nơi liêng thiêng, biên ải. Tương truyền, trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, bà đã góp công đánh giặc bảo vệ bờ cõi nước Nam. Ghi nhớ công ơn Bà, nhân dân lập miếu thờ ngay dưới gốc cây đa sum suê cành lá.

Qua khảo sát thực tế và căn cứ vào các tài liệu khoa học, các chuyên gia đầu ngành của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam và các ngành nông nghiệp tỉnh Lào Cai xác định, cây đa cổ thụ nằm trong khuôn viên Khu di tích lịch sử đền Thượng là cây đa lông, có tên khoa học là Ficus drupacea Thunb, thuộc họ Dâu tằm, nguồn gốc tại Đông Nam Á và được phân bố khá phổ biến ở Việt Nam.

Cây đa có độ tuổi khoảng 300 năm, cao 36m, chu vi thân 44m và là cây đa có chu vi thân cây lớn nhất Việt Nam. Du khách Lào Cai không chỉ chứng kiến một thành phố đang thay da đổi thịt từng ngày, một thành phố biên cương tráng lệ, bên các công trình hiện đại mà còn được khám phá các công trình kiến trúc cổ được bảo tồn nghiêm túc. Có được những thành quả đó là nhờ sự vun đắp bằng xương máu, mồ hôi công sức của nhiều thế hệ con dân đất Việt, khí phách kiên cường của dân tộc trong gìn giữ bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc.

Trên mảnh đất Lão Nhai này cách đây hơn 700 năm, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã chọn vùng biên ải làm đồi Hỏa Hiệu, nơi vọng gác của quân ta trong đánh giặc ngoại xâm để giữ yên bờ cõi. Và truyền thống tự tôn dân tộc được kết nối đời kiếp cho con cháu. Đất trời vẫn đất trời xưa, Hồng Giang, Nậm Thi vẫn ngày đêm cuộn chảy xuôi dòng, biên giới ngàn năm vẹn nguyện và hoa thơm quả ngọt sẽ mãi ngày càng tươi tốt dâng hương cho đời để không hổ thẹn với tổ tông. Bóng đa cổ thu bên dòng biên ải vẫn vươn cành tỏa bóng che mát cõi thiêng. Bóng đa uy nghi như cột mốc xanh bền vững muôn đời nơi thành phố biên cương địa đầu đất Việt.

 

 

T. H 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline