Hotline: 0941068156

Thứ tư, 08/05/2024 06:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 08/05/2024

Quản lý, sử dụng tài nguyên nước theo hướng kinh tế tuần hoàn

Thứ năm, 06/07/2023 07:07

TMO - Chuyển đổi mô hình quản lý tài nguyên nước theo hướng kinh tế tuần hoàn, góp phần đảm bảo việc phát triển kinh tế và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy tuần hoàn, tái sử dụng nước thải là một trong những giải pháp cần tập trung nhằm bảo vệ an ninh nguồn nước ở Việt Nam...

Theo thống kê, ở Việt Nam hiện nay có 3.450 con sông, suối có tổng chiều dài từ 10km trở lên, với tổng lượng nước khoảng 7.936 tỷ mét khối, trung bình cả năm là 936.000 tỷ mét khối. Cục Quản lý tài nguyên nước nhận định, với lượng tài nguyên như vậy, nếu xét theo bình quân đầu người thì Việt Nam không phải quốc gia thiếu nước. Tuy nhiên, nếu xét về sản lượng nước nội sinh chỉ chiếm khoảng 40%, có tới 60% xuất phát từ nước ngoài, thì Việt Nam đang là quốc gia thiếu nước khi chỉ đạt 4.421 m3/người/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của Đông Nam Á là 4.900 m3/người/năm.

Trong khi lượng nước cố định, thì Việt Nam đang sử dụng nước không hiệu quả và chưa tính toán đầy đủ giá trị của tài nguyên nước trong phát triển kinh tế - xã hội, giá trị khai thác, sử dụng nước còn quá thấp. Có tới 81% tổng số nước dùng cho nông nghiệp và 11% là nuôi trồng, chỉ có 3% nước dùng cho sinh hoạt và 5% dùng cho công nghiệp.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, giá trị sử dụng nước của Việt Nam rất thấp, chỉ tạo ra 2,37 USD/m3 nước, bằng khoảng 1/10 so với mức trung bình toàn cầu là 19,42 USD. Tỷ lệ thất thoát nước trong cấp nước sinh hoạt đô thị, nông thôn còn cao (20-25%). Tỷ lệ công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn hoạt động không hiệu quả còn rất lớn (30%). Hiệu suất sử dụng nước cho nông nghiệp của Việt Nam ở mức thấp, chỉ đạt 0,2 USD/m3. 

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã áp dụng các chính sách, chương trình, sáng kiến về tái sử dụng nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả đã được triển khai, tăng cường để giải quyết vấn đề thiếu nước, giảm áp lực về tài nguyên nước, bảo đảm an ninh nguồn nước tại nhiều quốc gia. Một số quốc gia (Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Israel…) hướng đến chính sách “không xả thải” (tái sử dụng, tuần hoàn hoàn toàn), lồng ghép tái sử dụng nước thải trong quy hoạch quản lý nguồn nước hoặc quy định rõ việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm, hiệu quả, tái sử dụng nước trong hoạt động xây dựng và sản xuất. Nhiều quốc gia (Australia, EU, Mỹ, Singapore, Nhật Bản...) đã quy định và triển khai việc dán nhãn hiệu quả sử dụng nước để thúc đẩy việc sử dụng nước tiết kiệm… 

Quá trình phát triển kinh tế-xã hội, công nghiệp hóa, đô thị hóa; sự gia tăng của dân số và nhu cầu sử dụng nước phục vụ dân sinh và sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng nhanh; tình trạng ô nhiễm nguồn nước chưa được giải quyết triệt để đã làm suy giảm chất lượng nước... đang là áp lực đối với Việt Nam, trong khi các văn bản pháp luật thì lại thiếu và còn nhiều điều chưa quy định. Các cấp chính quyền và cả người dân chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức, dẫn đến buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường, nguồn nước;… Điều đó đặt ra, vấn đề cấp bách là chúng ta phải nhanh chóng sửa đổi hệ thống pháp luật về tài nguyên nước, đồng thời có những phương án quản lý, khai thác, sử dụng nước tốt, sớm để quản lý một cách bền vững.

Việc sửa đổi hệ thống pháp luật về tài nguyên nước, quản lý tài nguyên nước theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, phương án quản lý, khai thác, sử dụng nước bền vững là nhiệm vụ quan trọng. 

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đưa ra nội dung về tuần hoàn tài nguyên nước. Cụ thể, tại Điều 58, một trong những biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả là “cải tiến, hợp lý hóa quy trình sử dụng nước; áp dụng kỹ thuật, công nghệ, thiết bị tiên tiến trong khai thác, sử dụng nước; tăng khả năng sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước; tích trữ nước mưa để sử dụng”.

Đặc biệt, Dự thảo Luật quy định: “Tại khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, tổ chức, cá nhân đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước phải có giải pháp tuần hoàn, tái sử dụng nước thải trong giai đoạn thiết kế dự án” hay Trong các hoạt động bảo vệ, phát triển, tích trữ nước và phục hồi nguồn nước được ưu đãi, hỗ trợ, có việc sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước thải; thu gom sử dụng nước mưa; sử dụng nước được khử muối từ nước lợ, nước mặn; đầu tư thiết bị công nghệ tiết kiệm nước.

Trước tình trạng giảm mực nước tại một số dòng sông; việc suy kiệt nguồn nước ngầm; tình trạng hạn hán ở miền Trung, nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long… đang đặt ra việc phải sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả hơn, sử dụng nước tiếp cận theo hướng kinh tế tuần hoàn.

Tuần hoàn tài nguyên nói chung, tài nguyên nước nói riêng là chính sách được khuyến khích trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Chuyển đổi mô hình quản lý tài nguyên nước theo hướng tuần hoàn, góp phần đảm bảo việc phát triển kinh tế và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy tuần hoàn, tái sử dụng nước thải cũng là một trong những giải pháp cần tập trung nhằm bảo vệ an ninh nguồn nước. 

Nhiều ý kiến cho rằng, Ban soạn thảo cân nhắc bổ sung quy định về tái sử dụng nước trong Dự thảo Luật, trong đó tại Điều 3 Chương I cần đưa ra định nghĩa về các khái niệm như tái sử dụng nước, tuần hoàn nước, cải tạo nước để từng bước hướng đến việc coi nước đã qua sử dụng như một nguồn tài nguyên nước. Đồng thời, tại Mục 2 Chương IV từ Điều 42 đến Điều 54 trong quy định chung về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đại biểu kiến nghị bổ sung nội dung tuần hoàn nước; tương tự đối với các quy định cho sử dụng nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và sử dụng mục đích khác cũng cần có nội dung khuyến khích sử dụng nước tuần hoàn và có cơ chế ưu đãi.

Nhấn mạnh đến giải pháp để quản lý, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, một số ý kiến của các đại biểu Quốc hội đề nghị ban soạn thảo bổ sung nhiệm vụ của Bộ TN&MT trong việc ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn tái sử dụng nguồn nước; tiêu chuẩn, quy chuẩn tích trữ nước, tiết kiệm nước, đồng thời, bổ sung nhiệm vụ của Bộ Giao thông vận tải trong ban hành các tiêu chuẩn, định mức về hệ thống thoát nước đối với các công trình giao thông.

Luật Tài nguyên nước lần đầu tiên được Quốc hội thông qua năm 1998, được sửa đổi lần thứ nhất năm 2012. Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013 đến nay. Kể từ khi có hiệu lực đến nay, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã phát huy hiệu lực, hiệu quả về nhiều mặt, tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ, toàn diện trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên phạm vi cả nước góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội về bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước. Tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn, mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. 

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, một số quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012 còn giao thoa, chồng chéo với các luật khác dẫn đến khó thực hiện hoặc lãng phí nguồn lực. Đồng thời, thiếu khung pháp lý cho an ninh nguồn nước, đặc biệt là vấn đề bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt; thiếu quy định cụ thể liên quan đến điều hòa, phân bổ nguồn nước, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vấn đề bổ sung nhân tạo nước dưới đất; vấn đề giảm thiểu ngập lụt đô thị, định giá đầy đủ giá trị của tài nguyên nước.

Cùng với đó, việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước ở một số nơi còn chưa nghiêm, việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm chưa được thực hiện tốt; các cơ chế tài chính, chế tài, công cụ kiểm soát, giám sát chưa hiệu quả; các cơ chế hợp tác, giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới còn chưa đồng bộ; sự phối hợp chưa đồng bộ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành.  

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước nhằm thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng về quản lý, sử dụng, đặc biệt là an ninh nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động rất lớn đến Việt Nam. Việc sửa đổi luật cũng giúp chủ động trong việc tích nước, đảm bảo đủ nước, cấp nước sinh hoạt cho sinh hoạt và sản xuất. Cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu để rà soát dự thảo Luật chặt chẽ hơn, kiểm soát vấn đề sử dụng nước hiệu quả, sử dụng tuần hoàn nước, có các chính sách điều tiết nguồn nước để giải quyết vấn đề thiếu nước ở mùa khô và giữ nước mùa mưa đảm bảo hiệu quả quản lý tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội…

 

 

Thu Thủy 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline