Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 13:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Quản lý mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

Thứ sáu, 31/03/2023 12:03

TMO - Hướng tới mục tiêu nâng cao kim ngạch, tạo thuận lợi cho xuất khẩu nông sản, UBND tỉnh Quảng Ninh đang tập trung hỗ trợ đăng ký mã số vùng trồng, đồng thời, giám sát, quản lý chặt chẽ các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số, đảm bảo các yêu cầu quy định của nước nhập khẩu tại các vùng sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Tính đến cuối năm 2022, toàn tỉnh đã có 41 vùng trồng; 5 cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu. Bao gồm 7 vùng trồng vải ở Đông Triều, Uông Bí; 4 vùng trồng thanh long ở Móng Cái, Uông Bí; 6 vùng trồng ở Đầm Hà; 9 vùng trồng ở Hải Hà và 1 vùng trồng ở Quảng Yên; 5 cơ sở đóng gói nhãn, vải, thanh long, măng cụt, chôm, xoài, chuối, mít, dưa hấu, phục vụ xuất khẩu tại Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Móng Cái. Các vùng trồng này đều đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở về quy trình thiết lập và giám sát vùng trồng, đủ điều kiện cấp mã số sẵn sàng xuất khẩu.

Thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT) Quảng Ninh đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền các địa phương triển khai tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở trồng trọt triển khai đăng ký, xây dựng quy trình sản xuất để được cấp mã số vùng trồng. Kiểm tra, giám sát, nhắc nhở, đôn đốc bà con ghi chép đầy đủ thông tin, quá trình chăm sóc, thu hoạch vào sổ nông hộ; khuyến cáo người dân sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng đảm bảo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu.

Quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng giúp nông sản tại tỉnh Quảng Ninh thuận lợi xuất khẩu. 

Theo đánh giá của ngành chức năng, quá trình triển khai cấp mã số vùng trồng trên địa bàn tỉnh cũng còn gặp nhiều khó khăn bởi Quảng Ninh là một tỉnh vùng núi có địa hình trải dài, rộng, nhiều địa hình hiểm trở gặp nhiều trở ngại trong việc kiểm tra thực địa, thiết lập, quản lý, giám sát vùng trồng. Bên cạnh đó, việc sản xuất trên địa bàn còn nhỏ lẻ, diện tích sản xuất tập trung chưa nhiều nên việc đảm bảo theo tiêu chí diện tích đối với một số loại cây trồng (cây ăn quả...) tại nhiều nơi chưa đạt. Công tác tuyên truyền về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói còn hạn chế nên các tổ chức, cá nhân, người dân chưa hiểu rõ vai trò, lợi ích của việc cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nên không chủ động làm hồ sơ để cấp mã. 

Trước những yêu cầu ngày càng chặt chẽ về quản lý chất lượng nông sản, hiện ngành Nông nghiệp tỉnh đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân, người dân trên địa bàn tỉnh hiểu rõ vai trò, lợi ích của việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. Đồng thời xây dựng kế hoạch quản lý, cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói giai đoạn 2023-2025; mở rộng mô hình ứng dụng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS (tiêu chuẩn truy xuất, xác thực nguồn gốc) trong quản lý mã số vùng trồng trên các cây trồng có tiềm năng xuất khẩu như quế, hồi, chè, trà hoa vàng...

Đồng thời, đẩy mạnh việc tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói tại địa phương; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tiếp tục hướng dẫn các địa phương rà soát, quy hoạch những vùng sản xuất chuyên canh tập trung, ổn định đối với những loại cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện từng vùng và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

Sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong việc cấp mã số vùng trồng. Đáp ứng yêu cầu này,  ngành Nông nghiệp Quảng Ninh đang có những chuyển biến tích cực. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có trên 1.000ha sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, 28 cơ sở có chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực chăn nuôi; 416 cơ sở áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, SSOP, HACCP...); duy trì 16 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận với 59 loại sản phẩm. Sở NN&PTNT, việc sản xuất các sản phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn được chứng nhận góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, củng cố và phát triển thương hiệu. Nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hữu cơ từ 15-20% giá trị trên một đơn vị sản phẩm trở lên so với sản xuất theo phương thức thông thường. 

Nâng cao chất lượng nông sản tại vùng trồng được cấp mã là nhiệm vụ quan trọng được UBND yêu cầu các địa phương triển khai. Ảnh: BQN. 

Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát sinh vật gây hại; truy xuất nguồn gốc nông sản. Vùng trồng có thể gồm một hay nhiều điểm sản xuất, bảo đảm nguyên tắc sản xuất tập trung, sử dụng thống nhất một quy trình sản xuất, một quy trình quản lý sinh vật gây hại, có nhật ký canh tác ghi chép chi tiết các hoạt động tác động lên cây trồng.

Để đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam, đặc biệt là nhu cầu của nhà nhập khẩu Trung Quốc, thị trường đông dân nhất thế giới, ngành nông nghiệp Việt Nam đã từng bước hoàn thiện các tiêu chí chất lượng, cũng như về yêu cầu quản lý mã số vùng trồng. Mới đây, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi đến Sở NN&PTNT các địa phương để đảm bảo việc quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói được thực hiện chặt chẽ, sâu sát đến từng đơn vị quản lý nhỏ nhất.

Theo đó, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ và chỉ đạo cơ quan chuyên môn về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại địa phương (cơ quan chuyên môn địa phương) thực hiện và chịu trách nhiệm toàn bộ việc thiết lập, kiểm tra thực tế, hoàn thiện hồ sơ, cấp mã số và bảo đảm duy trì các điều kiện kỹ thuật đối với các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đã cấp. Đồng thời, Cục Bảo vệ thực vật tại các địa phương phải thu thập toàn bộ các thông tin về diện tích, sản lượng, sự đồng thuận các hộ nông dân tham gia vào vùng trồng, cũng như các điều kiện kỹ thuật khác phải được các cơ quan chuyên môn địa phương kiểm tra, xem xét.

Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn địa phương cần thực hiện giám sát định kỳ các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số theo đúng hướng dẫn và quy định của nước nhập khẩu, đảm bảo các vùng trồng, cơ sở đóng gói này luôn luôn duy trì được tình trạng đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Tần suất giám sát là tối thiểu một lần/năm, đối với vùng trồng thì thực hiện giám sát trước vụ thu hoạch và báo cáo kết quả hàng quý về Cục Bảo vệ thực vật để tập trung dữ kiện, số liệu tổng thể toàn ngành tại địa phương.

Đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói không đáp ứng quy định của nước nhập khẩu, hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc phát hiện vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm nhiều lần, các vùng trồng có sự gian lận, tranh chấp mã số, thì cơ quan quản lý, giám sát tại địa phương có thẩm quyền thực hiện thu hồi các mã số đã cấp cho các vùng trồng.

Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm cập nhật đầy đủ thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng phần mềm "Nhật ký đồng ruộng", phần mềm "Quản lý cơ sở đóng gói" để cập nhật đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Không những vậy, địa phương cũng cần chủ động quy hoạch, thiết lập vùng trồng, cơ sở đóng gói đủ điều kiện cấp mã số, thúc đẩy và kiểm soát chặt chẽ liên kết giữ người dân và đơn vị xuất khẩu để bảo đảm quyền lợi cho các bên.

 

 

Lê Vân 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline