Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 14:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Phòng ngừa ô nhiễm, đảm bảo an ninh nguồn nước

Thứ sáu, 07/07/2023 07:07

TMO - Tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm chủ động phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước trước sự gia tăng của hoạt động kinh tế-xã hội, đồng thời đảm bảo an ninh nguồn nước trước tác động của biến đổi khí hậu.

Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa đòi hỏi nhu cầu nước cho sản xuất và dân sinh ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, nhưng phát triển cũng ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước, đất. Nhu cầu về nước ngày càng tăng cho dân cư, cho phát triển của các ngành và địa phương dẫn đến việc khai thác sử dụng tài nguyên nước ngày càng nhiều, lượng nước thải ra các sông ngòi gia tăng cả về số lượng và mức độ rủi ro ô nhiễm.

Ngoài ra, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước ngầm, thiếu nước, khan hiếm nước trở nên phổ biến hơn. Cạnh tranh giữa sử dụng nước cho thủy điện và các nhu cầu tiêu thụ nước khác trên các sông liên tỉnh ngày càng gia tăng, dẫn đến giảm nguồn cung cho cho các mục đích sử dụng, đặc biệt cho sản xuất nông nghiệp đã xảy ra trong những năm gần đây, nhất là trong mùa khô; việc suy giảm rừng đầu nguồn, diện tích rừng không được cải thiện, chất lượng rừng kém làm giảm nguồn sinh thủy của các sông, suối, hồ chứa, cùng với nhu cầu sử dụng nước gia tăng trong khi tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả còn khá phổ biến.

Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh chịu tác động mạnh nhất và trực tiếp nhất trước diễn biến của BĐKH, kéo theo các vấn đề về dân sinh, kinh tế và môi trường. Chính vì vậy, cần thiết phải tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả bền vững môi trường, đặc biệt là tài nguyên nước để đảm bảo an ninh tài nguyên nước của tỉnh, nhất là trong điều kiện BĐKH khắc nghiệt như hiện nay.

Tỉnh Vĩnh Phúc triển khai các giải pháp nhằm phòng ngừa ô nhiễm, đảm bảo an ninh nguồn nước cho hoạt động phát triển kinh tế-xã hội. 

Mạng lưới sông suối Vĩnh Phúc khá dày đặc (mật độ lưới sông trung bình 0,5 - 1km/km2) với 5 con sông chính chảy qua, gồm: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ. Lượng nước hàng năm của các sông này rất lớn, có thể cung cấp nước tưới cho 38.200 ha đất canh tác nông nghiệp, được chia làm 2 hệ thống sông chính: Hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Phan-Cà Lồ. Chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc vào chế độ thủy văn của hai hệ thống sông này và là nguồn cung cấp chủ yếu tài nguyên nước mặt của tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngoài hệ thống sông suối chính, trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống hồ bao gồm 7 khu chứa nước chủ yếu: hồ Đại Lải, Vân Trục, Xạ Hương, Bò Lạc, Suối Sải, Đầm Vạc, Cà Lồ cụt và rất nhiều hồ lớn nhỏ khác chứa hàng triệu m3 nước, tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh. Trong đó các hồ lớn nhỏ có khả năng cung cấp nước tưới cho 33.500 ha đất canh tác nông nghiệp. Các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi quản lý 8 hồ chứa với tổng dung tích 67 triệu m3 nước, nhân dân địa phương tự quản lý các hồ chứa còn lại, với tổng dung tích là 15,6 triệu m3 nước, đảm bảo tưới cho trên 1.000 ha đất nông nghiệp.

Nước dưới đất là nguồn quan trọng hiện nay đang được sử dụng làm nguồn chính cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (có tới khoảng 80% hộ dân trong tỉnh đảng sử dụng nguồn nước dưới đất làm nước sinh hoạt). Trữ lượng nước dưới đất tầng Pleistocen có tiềm năng khai thác phục vụ cấp nước tập trung trên địa bàn khá lớn, vào loại giàu nước, chiều dày trung bình từ 20- 30m và diện tích phân bố khoảng 200km2. Tiềm năm khai thác tiềm nước dưới đất trên địa bàn toàn tỉnh là khoảng 1,3 triệu m3/ngày.

Hiện nay, hệ thống cấp nước của tỉnh Vĩnh Phúc đang chủ yếu sử dụng nguồn nước dưới đất (với trữ lượng khoảng 1,3 triệu m3/ngày) phục vụ cho cấp nước các đô thị và khu công nghiệp. Tuy nhiên, để bảo tồn nguồn nước dưới đất trong tương lai, chủ trương của tỉnh là ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. Đến 2030, tầm nhìn đến 2050, cần thiết đáp ứng tổng công suất của cả hệ thống cấp nước đô thị Vĩnh Phúc và khu vực phụ cận đến năm 2020 là 299.000 m3/ngày và đến năm 2030 là 757.000 m3/ngày

Tổng công suất khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh phục vụ cấp nước tập trung là khoảng 50.500 m3/ngày, chủ yếu cấp cho các khu vực đô thị lõi (bao gồm 2 nhà máy cấp cho TP Vĩnh Yên với 20.000 m3/ngày; 3 nhà máy cấp cho TP. Phúc Yên với công suất 23.600 m3/ngày; ngoài ra các nhà máy khác cấp cho Bình Xuyên, Hương Canh, Yên Lạc, Vĩnh Tường.

Theo kết quả ghi nhận được một cách hệ thống tại 24 điểm quan trắc trữ lượng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh cho thấy, nhìn chung trữ lượng nước dưới đất suy giảm tại các điểm quan trắc, đặc biệt là tại các điểm tập trung đông dân cư và khu công nghiệp. Ngoại trừ một vài trường hợp cá biệt có trữ lượng nước ghi nhận được tăng trong các năm gần đây. Chủ trương phát triển hệ thống của tỉnh Vĩnh Phúc là hạn chế khai thác tài nguyên nước dưới đất và ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt.

Tính đến 2030 tầm nhìn đến 2050, cùng với tốc độ phát triển các đô thị và KCN, nhu cầu dùng nước là rất cao. Mục tiêu xây dựng hệ thống cấp nước an toàn; hạn chế sử dụng nước dưới đất (duy trì như hiện trạng) để bảo tồn nguồn nước dưới đất; tận dụng hệ thống cấp nước hiện có. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nguồn nước mặt dồi dào đủ khả năng cung cấp để xử lý thành nước sạch cấp cho nhu cầu các đô thị và khu công nghiệp hiện tại và lâu dài.

Tỉnh Vĩnh Phúc có 19 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về quy hoạch phát triển khu công nghiệp với tổng diện tích 5.487,31ha; đến nay có 15/19 KCN đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với tổng diện tích là 2.903,69 ha; trong đó diện tích đất công nghiệp là 2.123,93 ha, diện tích đất đã cho thuê và dự kiến cho thuê là 1.101,68 ha; Ngoài các khu công nghiệp đã được thành lập, hiện nay một số KCN đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định chủ trương đầu tư. Hầu hết các ngành công nghiệp đều có nhu cầu sử dụng nước. 

Thực hiện quy định của Luật Tài nguyên nước, tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt “Danh mục khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”. Nhằm có biện pháp hữu hiệu để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, hạn chế tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn, tỉnh cũng đã giao cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ Điều tra, đánh giá hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước, thống kê các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Trong thời gian vừa qua tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung đẩy mạnh hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch, quan trắc, giám sát tài nguyên nước và giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước. Cụ thể: Đã tiến hành lập, công bố, công khai và tổ chức thực hiện Quy hoạch phân bổ bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030; Ban hành quy định về phân vùng đối với nước thải, khí thải trên địa bàn tỉnh Hiện nay, tỉnh cũng đang thực hiện nhiệm vụ Khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Điều tra, đánh giá, xác định và công bố Giá trị dòng chảy tối thiểu trên hệ thống sông, suối nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc...

Tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng và triển khai mạng lưới quan trắc môi trường, trong đó có quan trắc chất lượng môi trường nước mặt, môi trường nước dưới đất Đến nay đã đầu tư 02 trạm quan trắc môi trường tự động liên tục đối với chất lượng nước sông Phan, sông Cà Lồ, đồng thời đã đầu tư tăng cường năng lực trang thiết bị quan trắc phân tích môi trường, nâng cao trình độ, năng lực cán bộ thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường, tiếp tục đầu tư mở rộng các trạm quan trắc tự động và xây dựng cơ chế quản lý vận hành các hệ thống quan trắc để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, đến nay đã có 07/9 KCN hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục và truyền số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Địa phương này xác định, bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông tỉnh Vĩnh Phúc có tầm quan trọng đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với 07 huyện và 02 thành phố; là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, thường xuyên, đòi hỏi phải tập trung các nguồn lực đầu tư với những quyết tâm cao của chính quyền và nhân dân địa phương. Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông phải được giải quyết tổng thể, thống nhất trên toàn tỉnh với sự kết hợp hài hòa theo địa giới hành chính của 9 huyện, thành phố; đi đôi với việc gìn giữ chất lượng, trữ lượng nguồn nước và bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững.

Địa phương này triển khai cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung. Ảnh: NL. 

Thời gian tới, Vĩnh Phúc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước, phòng chống thảm họa thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái, đảm bảo quốc phòng và an ninh với chi phí hợp lý thông qua việc thực hiện đổi mới thể chế, chính sách có tính chất then chốt. Đồng thời thực hiện các biện pháp công trình, phi công trình nhằm chủ động bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, ứng phó với các sự cố cạn kiệt, suy thoái nguồn nước, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nước từ nước ngoài, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, quản trị ngành nước, môi trường trên cơ sở chuyển đổi số.

Vĩnh Phúc đặt mục tiêu đến năm 2025, giảm sự phụ thuộc nguồn nước từ các nguồn nước liên tỉnh và tối ưu hóa lợi ích do nguồn nước này mang lại; tập trung phát triển nguồn nước, điều tiết nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nước; cải thiện, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm, ứng phó với biến đổi khí hậu; Hoàn thành 100% cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối ở các đô thị, khu dân cư tập trung; Hoàn thành 100% cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo có dung tích từ 1 triệu m3 và 50% đối với các sông suối nội tỉnh có khu dân cư. Kiểm soát 100% các hoạt động khai thác, sử dụng nước công trình quy mô lớn... 

Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt quy chuẩn môi trường ở khu vực đô thị đạt 97% và khu vực nông thôn đạt 80%; Hoàn thành hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán và các tác hại khác do nước gây ra đối với các sông nội tỉnh; Hoàn thành xây dựng phân vùng và lập bản đồ phân vùng nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất dưới tác động của BĐKH trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và đề xuất các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 

Mục tiêu đến năm 2030 và những năm tiếp theo: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách bảo vệ môi trường, tài nguyên nước; quản trị ngành nước trên nền tảng công nghệ số theo quy định pháp luật; Về cơ bản chủ động được nguồn nước, dự báo, điều tiết nước, phòng ngừa lũ lụt, hạn hán, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu. Phấn đấu đạt một số chỉ tiêu về môi trường, an ninh tài nguyên nước như sau: Hoàn thành 100% cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với hồ tự nhiên, hồ nhân tạo còn lại năm trong danh mục và 100% đối với các sông suối liên tỉnh có khu dân cư. Tỷ lệ cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung vận hành đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đạt 100%...

Thời gian tới, tỉnh sẽ ban hành Quy chuẩn địa phương với việc tăng cường hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách, cơ chế tài chính về môi trường, tài nguyên nước nước theo hướng quản trị thông minh; thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển ngành nước và điều chỉnh nhu cầu sử dụng nước theo hiệu quả sử dụng nước; Rà soát, sửa đổi bổ sung thể chế, chính sách theo hướng: tích hợp các quy định về quản lý nước, môi trường trong một quy định pháp luật về nước để quản lý, kiểm soát, điều tiết toàn diện các vấn đề về nước trên cơ sở thống nhất quản lý; quản lý hoạt động dịch vụ cấp nước; đồng thời tách bạch quản lý tổng hợp thống nhất về tài nguyên nước với quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước (công trình thủy lợi, cấp nước đô thị, nông thôn, cấp nước công nghiệp dịch vụ, giao thông thủy...);

Triển khai cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề; hồ tự nhiên, hồ nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung. Xây dựng và vận hành hệ thống thông tin, dữ liệu, giám sát môi trường tài nguyên nước nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, hỗ trợ ra quyết định kịp thời trong quản lý môi trường, tài nguyên nước. Quản lý, giám sát việc khai thác cát, sỏi nhằm bảo vệ lòng bờ, bãi sông, đảm bảo không gian thoát lũ trên các dòng sông, phòng chống sụt lún, sạt lở bờ sông;

Đối với nhiệm vụ phòng chống suy thoái nguồn nước, Vĩnh Phúc tập trung cải thiện phục hồi các dòng sông bị suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước, các hệ sinh thái ngập nước quan trọng, đảm bảo an ninh nước cho môi trường: Kiểm soát, giám sát chặt chẽ các chất thải ra môi trường, đặc biệt là nước thải xả vào nguồn nước phải đạt quy chuẩn chất lượng nước phù hợp với chức năng của nguồn nước; hạn chế và tiến tới việc cấm sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước; quản lý chặt chẽ khai thác nước dưới đất; Tăng cường đầu tư hệ thống quan trắc, giám sát môi trường, tài nguyên nước, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. 

Chủ động nguồn nước cho các ngành, lĩnh vực: sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, giao thông và các ngành sử dụng nước khác. Đối với cấp nước sinh hoạt đô thị và nông thôn: Rà soát, điều chỉnh, đầu tư, đồng bộ kết cấu hạ tầng cấp nước, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cấp nước, tạo kết nối liên thông giữa cấp nước sinh hoạt nông thôn và đô thị đảm bảo cấp đủ nước sạch cho sinh hoạt; Tăng cường đầu tư công trình khai thác từ các nguồn nước ổn định để thay thế các nguồn nước cấp cho sinh hoạt có nguy cơ suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm; công trình, hạng mục công trình để cấp nước dự phòng trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước... 

 

 

Hải Nam

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline