Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 11:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Phát triển mạng lưới khuyến nông cộng đồng trong sản xuất cà phê

Thứ hai, 08/05/2023 12:05

TMO - Khắc phục những hạn chế trong sản xuất cà phê thiếu bền vững, quy mô manh mún, nhỏ lẻ, khâu chế biến, bảo quản thiếu đồng bộ; khâu tiêu thụ, xuất khẩu còn yếu... tỉnh Đắk Nông đang hình thành các Tổ khuyến nông cộng đồng trong sản xuất cà phê. 

Theo thống kê sơ bộ, diện tích cà phê năm 2022 của Việt  Nam đạt khoảng 710.000 ha, năng suất đạt 28,2 tạ/ha cho sản lượng hơn 1,84 triệu tấn. Trong đó, 5 tỉnh Tây Nguyên chiếm 91,2% về diện tích cà 93,2% về sản lượng cà phê cả nước. Tuy nhiên, việc sản xuất cà phê ở Tây Nguyên hiện đang gặp khó khăn và thiếu bền vững, quy mô manh mún, nhỏ lẻ, diện tích cà-phê già cỗi chiếm tỷ lệ khá cao; kỹ thuật canh tác chưa hợp lý; khâu chế biến, bảo quản thiếu đồng bộ; khâu tiêu thụ, xuất khẩu còn yếu, thiếu liên kết với thị trường tiêu thụ; người sản xuất cà-phê chưa có tiếng nói trong các quan hệ liên kết ngành hàng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đầu vào và đầu ra... 

Từ thực tế trên, thực hiện chủ trương tiếp tục coi cà phê là một trong những cây trồng chủ lực quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai đề án Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình Tổ khuyến nông cộng đồng…Mục tiêu của đề án là củng cố, kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở theo hướng mở rộng đa chức năng dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành và phát triển nông thôn, góp phần củng cố xây dựng thương hiệu khuyến nông Việt Nam, đa dạng các hoạt động khuyến nông phục vụ phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản… Tính đến tháng 2/2023, các tỉnh Tây Nguyên thành lập được 39 Tổ khuyến nông cộng đồng phục vụ đề án vùng nguyên liệu cà phê với 178 thành viên. 

Tỉnh Đắk Nông đang hình thành các Tổ khuyến nông cộng đồng hướng đến sản xuất cà phê bền vững. 

Đắk Nông là một trong 13 tỉnh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ thực hiện thí điểm đề án tổ khuyến nông cộng đồng. Địa phương này hiện có 135.572 ha trồng cà phê với sản lượng năm 2022 đạt khoảng 344.400 tấn. Đến nay, toàn tỉnh có trên 23.489 ha cà phê áp dụng các tiêu chuẩn trong sản xuất, chỉ chiếm 15,9% diện tích sản xuất cà phê. Trong đó, có 220 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; 90 ha sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ; 23.179 ha sản xuất theo các tiêu chuẩn 4C, UTZ, Flo…

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động phát triển cà phê đặc sản với diện tích khoảng 225 ha, sản lượng khoảng 251 tấn chủ yếu tập trung tại các huyện Đắk Mil với diện tích 18 ha; huyện Đắk Song diện tích 97ha; huyện Krông Nô 40ha; huyện Tuy Đức 20ha. Do đó việc thành lập và hoạt động của Tổ khuyến nông cộng đồng gắn với vùng nguyên liệu là cà phê rất quan trọng, giúp hỗ trợ, định hướng cho hợp tác xã, người dân trong việc sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn, liên kết đầu ra cho sản phẩm cà phê, nâng cao chất lượng và giá trị cà phê, từ đó tạo sự ổn định và nâng cao thu nhập cho người trồng cà phê tại tỉnh.

Trong năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập 2 Tổ khuyến nông cộng đồng thí điểm tại xã Đắk R’moan (Gia Nghĩa) và xã Nam Bình (Đắk Song). Ngoài ra, hiện nay tại một số địa phương trong tỉnh cũng tự thành lập các Tổ khuyến nông cộng đồng như: Tổ khuyến nông cộng đồng xã Nam Đà (Kông Nô), với 10 thành viên; Tổ khuyến nông cộng đồng xã Đắk Mol (Đắk Song), với 8 thành viên tham gia... Thời gian tới, tỉnh Đắk Nông dự kiến sẽ thành lập thêm 8 tổ khuyến nông cộng đồng tại các xã Đức Mạnh, Đức Minh, Thuận An (Đắk Mil); Trường Xuân, Đắk Hòa, Thuận Hà (Đắk Song); Nâm Nung, Tân Thành (Krông Nô).

Tổ khuyến nông cộng đồng gắn với vùng nguyên liệu là cà phê hỗ trợ  hợp tác xã, người dân trong việc sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn, liên kết đầu ra. Ảnh: BCT. 

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Nông cho biết, Tổ khuyến nông cộng đồng đã tư vấn, hỗ trợ, chuyển giao khoa học công nghệ, hình thành và phát triển các HTX nông nghiệp điển hình. Qua đó, góp phần tổ chức lại sản xuất gắn với xây dựng sản xuất hàng hóa quy mô lớn ở các vùng nguyên liệu; tham gia liên kết chuỗi giá trị, thực hiện các công đoạn sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn; thực hiện sơ chế, đóng gói, bao tiêu hoặc liên kết bao tiêu sản phẩm cho thành viên các hợp tác xã và nông dân, đồng thời thông tin định hướng thị trường sản phẩm nông sản. 

Để thúc đẩy hoạt động Tổ khuyến nông cộng đồng trong xây dựng vùng nguyên liệu cà phê bền vững, nhiều ý kiến cho rằng: Hệ thống chính trị cần vào cuộc để tuyên truyền, đào tạo, tổ chức các hội nghị đầu bờ, hội thảo, tham quan; tạo cơ chế hỗ trợ trong quá trình sản xuất, hỗ trợ giá bán và đầu mối với các hợp tác xã thông qua tổ khuyến nông cộng đồng; tăng cường kết nối giữa hợp tác xã, tổ hợp tác, Tổ khuyến nông cộng đồng, doanh nghiệp tổ chức sản xuất và thực hiện dịch vụ khoa học cộng nghệ, sử dụng vật tư có trách nhiệm, giống, kỹ thuật canh tác, tái canh cà-phê bền vững, sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chứng nhận… giảm chi phí đầu vào.

Đồng thời, nâng cao năng lực cho các hợp tác xã, tổ hợp tác hiện có và bổ sung cán bộ có trình độ, năng lực để duy trì và xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm; kết nối thông tin, đối thoại thường xuyên giữa người sản xuất cà-phê, hợp tác xã, Tổ khuyến nông cộng đồng với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra…

 

 

H. Thanh

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline