Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 19/01/2025 15:01
Thứ ba, 04/04/2023 20:04
TMO – Các ngành công nghiệp có mức độ ô nhiễm mùi cao là da, chế biến mủ cao su, sản xuất thức ăn chăn nuôi, hoạt động chăn nuôi heo, các ngành cơ khí luyện kim, các ngành nghề thuộc loại hình chế biến thủy sản, chế biến bột cá, chế biến phụ phẩm thủy sản…
Theo đường dây tiếp nhận ý kiến phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong số ý kiến phản ánh của cộng đồng về các vấn đề ô nhiễm môi trường bức xúc tại địa phương có đến 70% số vụ việc phản ánh liên quan đến ô nhiễm không khí, mùi. Ô nhiễm mùi là dạng ô nhiễm không khí phức tạp, được tạo ra từ sự kết hợp của các hợp chất khác nhau. Thành phần khí ô nhiễm gây mùi thường chứa nhóm các chất như NH3, H2S… hay nhóm các chất hữu cơ như hóa chất BVTV, VOC…
Đốt rác bừa bãi cũng là nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng. Ảnh: T. Đồng
Ô nhiễm mùi được đặc biệt quan tâm do đặc tính mùi hôi gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và khả năng phát tán trên diện rất rộng. Các ngành công nghiệp có mức độ ô nhiễm mùi cao là thuộc da, chế biến mủ cao su, sản xuất thức ăn chăn nuôi, hoạt động chăn nuôi heo, các ngành cơ khí luyện kim, các ngành nghề thuộc loại hình chế biến thủy sản, chế biến bột cá, chế biến phụ phẩm thủy sản…
Ô nhiễm mùi phụ thuộc rất lớn vào loại hình sản xuất của các nhà máy, thời gian, điều kiện thời tiết và hướng gió chủ đạo. Hiện nay việc xác định các thông số chỉ thị về mùi để thực hiện quan trắc không khí đối với các cơ sở gây ra mùi hôi còn gặp nhiều khó khăn do chưa có quy quy định rõ ràng, các thông số chỉ thị về mùi và ngưỡng phát hiện mùi hôi đặc thù cho từng cơ sở, hiện mới chỉ quy định chung trong môi trường xung quanh đối với 08 thông số các chất gây mùi khó chịu trong QCVN 06:2009/BTNMT, do đó việc giải quyết các khiếu nại của cộng đồng đối với các cơ sở gây ô nhiễm mùi gặp nhiều khó khăn.
PV
Bình luận