Hotline: 0941068156

Thứ tư, 01/01/2025 20:01

Tin nóng

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 01/01/2025

Nông nghiệp đặt nhiều mục tiêu trong năm 2025

Chủ nhật, 29/12/2024 08:12

TMO – Với lâm nghiệp, “tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, lâm sản ngoài gỗ. Tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách nhằm phát huy giá trị đa dụng của rừng, nhất là dịch vụ hấp thụ, lưu giữ carbon, giảm phát thải khí nhà kính của rừng”. Đây là một trong những nhóm mục tiêu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần hoàn thành trong năm 2025.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Ngành nông nghiệp phải tăng tốc, bứt phá, cùng cả nước thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trong đó mục tiêu tăng trưởng GDP ít nhất trên 8% và phấn đấu đạt 2 con số trong năm 2025. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành 3,5-4%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản phấn đấu đạt 70 tỷ USD; tỉ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn trên 60%; tỉ lệ che phủ rừng 42,02%.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược, thể chế, cơ chế, chính sách, tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt để phát triển ngành nhanh, bền vững. Đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm…

Góp phần đắc lực, hiệu quả vào ứng phó với biến đổi khí hậu tại các địa bàn trọng điểm, nhất là sụt lún, sạt lở, khô hạn, ngập úng tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), miền núi phía bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Nông dân phải được ấm no, hanh phúc hơn, nông thôn hiện đại hơn, nông nghiệp phải tiên tiến hơn. Người nông dân là trung tâm, là chủ thể, nông nghiệp là động lực, nông thôn là nền tảng.

Về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong năm 2025, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu: (1) Tập trung triển khai kế hoạch phát triển ngành năm 2025; đồng thời tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp và sắp xếp kiện toàn tổ chức, tinh gọn bộ máy. (2) Tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, làm bài bản nhưng phải khẩn trương, coi trọng thời gian, trí tuệ và sự quyết đoán đúng thời điểm, tháo gỡ nhanh những điểm nghẽn cho phát triển, huy động hiệu quả nguồn lực với tinh thần "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân".

Đẩy mạnh áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Ảnh minh họa.

(3) Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo 3 nhóm trục sản phẩm chủ lực, theo các ngành, lĩnh vực và cơ cấu lại sản xuất theo vùng; thực hiện hiệu quả Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" - OCOP; tích cực triển khai Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030". Tổ chức lại sản xuất theo hướng phát triển bền vững dựa trên tiềm năng và lợi thế so sánh, ứng dụng công nghệ cao, tập trung phát triển các sản phẩm có chất lượng, lợi thế; phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Tăng cường liên kết 5 nhà: Nhà nông - Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà băng - nhà khoa học; tham gia hiệu quả vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu.

(4) Đẩy mạnh chuyển đổi số, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Chủ động triển khai có hiệu quả về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xây dựng cơ sở dữ liệu của toàn ngành nông nghiệp Việt Nam để phát triển trí tuệ nhân tạo trong ngành nông nghiệp; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cơ giới hóa và ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, thông minh, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp.

(5) Phát triển thị trường và xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam; đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng. Nhanh chóng đàm phán, ký kết và tranh thủ lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, nhất là EVFTA, CTPPP để cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường, tháo gỡ rào cản để thâm nhập thị trường mới. (6) Phát triển kinh tế biển, đẩy mạnh nuôi biển và khai thác hải sản bền vững. Tập trung giải quyết dứt điểm các khuyến nghị của EC để gỡ "Thẻ vàng" trong năm 2025, ngăn chặn và xử lý nghiêm tàu cá khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Phát huy giá trị đa dụng của rừng, đặc biệt là dịch vụ hấp thụ, lưu giữ carbon, giảm phát thải khí nhà kính của rừng. Ảnh minh họa.

(7) Phát triển bền vững lâm nghiệp. Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, lâm sản ngoài gỗ. Cùng với các cơ quan liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách nhằm phát huy giá trị đa dụng của rừng, nhất là dịch vụ hấp thụ, lưu giữ carbon, giảm phát thải khí nhà kính của rừng. (8) Thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tích cực tham gia xóa nhà tạm, nhà dột nát; phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch nông thôn. Xây dựng nông thôn mới phải đi đôi với tạo điều kiện phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiện nâng cao đời sống, thu nhập của người dân, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá của từng vùng miền. Tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, không để bị động, bất ngờ.

(9) Đẩy mạnh ngoại giao nông nghiệp; hội nhập, hợp tác quốc tế để phát triển nông nghiệp, nông thôn, đồng thời chủ động đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia, bảo vệ hàng hóa nông sản Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngay trong quý I năm 2025 phải trình Chính phủ 2 đề án về ứng phó với biến đổi khí hậu, sụt lún, sạt lở tại ĐBSCL và ứng phó sạt lở tại miền núi phía bắc…/.

 

 

LÝ LAN

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline