Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/01/2025 22:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 15/01/2025

Nông dân Đầm Hà (Quảng Ninh) nỗ lực chuyển đổi số

Thứ hai, 13/01/2025 06:01

TMO - Để tạo điều kiện cho hội viên nâng cao kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, Hội Nông dân huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tăng cường đưa các sản phẩm nông sản của nông dân lên các sàn thương mại điện tử, từ đó phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Với mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện và toàn dân, huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) đã và đang chú trọng tuyên truyền, làm thay đổi tư duy, nhận thức của người dân về tiện ích của chuyển đổi số. Chuyển đổi số đặc biệt đã phát huy tác dụng đối với các hộ kinh doanh tập thể, cá thể trên địa bàn huyện Đầm Hà. Nhờ có chuyển đổi số và sàn thương mại điện tử, người dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận đã biết đến các sản phẩm nông sản thuộc huyện Đầm Hà nhiều hơn.

Với mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ cho người dân, Hội Nông dân huyện Đầm Hà  đã nỗ lực triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số. Hội Nông dân huyện Đầm Hà hiện có 5.780 hội viên. Thời gian qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" được phát động và triển khai sâu rộng đến 9/9 cơ sở hội, thu hút được đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tham gia. Để tạo điều kiện cho hội viên có vốn để phát triển kinh tế, Hội đã đứng ra tín chấp với Ngân hàng CSXH giúp 1.239 hộ vay vốn với tổng dư nợ trên 103 tỷ đồng.

Đồng thời phối hợp với Ngân hàng NN&PTNT huyện giúp 297 hộ nông dân được vay vốn với tổng dư nợ trên 54 tỷ đồng. Triển khai có hiệu quả các nguồn quỹ hỗ trợ nông dân của trung ương, tỉnh, huyện với số tiền trên 5,5 tỷ đồng với 12 dự án và 71 hộ vay vốn. Nhờ có sự quan tâm hỗ trợ kịp thời của các cấp Hội, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, khai thác tiềm năng, thế mạnh về nguồn lao động, đất đai của từng gia đình, địa phương để phát triển kinh tế.

Qua phong trào đã xuất hiện ngày càng nhiều hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Theo chia sẻ của người dân thuộc thôn Đồng Tâm, xã Dực Yên, gia đình có 13ha đất nông nghiệp. Trước đây do thiếu vốn để đầu tư nên nguồn lực đất đai chưa được khai thác, sử dụng hiệu quả, dẫn đến thu nhập rất bấp bênh. Những năm gần đây, nhờ được tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, gia đình đã phát triển kinh tế trang trại VAC, mang lại lợi nhuận ổn định hơn 500 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 5 lao động địa phương. Bên cạnh đó, để giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội đã triển khai thử nghiệm 14 mô hình phát triển kinh tế mới tại 9/9 cơ sở hội gắn với các Đề án phát triển nông nghiệp của huyện.

Tiêu biểu như các mô hình trồng chanh leo, mô hình trồng na, cam, bưởi; mô hình cánh đồng lúa chất lượng cao DT108, lúa kim cương; mô hình trồng gừng trên nương; nuôi cá song chấm; nuôi lợn thương phẩm… Ban Chấp hành Hội Nông dân huyện cũng phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và các cơ quan, đơn vị tổ chức 8 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng cây ăn quả; kỹ thuật nuôi lợn theo quy trình VietGAP cho 455 lượt hội viên nông dân.

Thu hoạch dưa lưới trồng công nghệ cao ở xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh). (Ảnh minh hoạ: QT). 

Tổ chức 3 đoàn đi học tập mô hình tại các địa phương trong tỉnh; 5 lớp tập huấn dạy nghề cho lao động nông thôn với 129 hội viên. Ngoài ra, phối hợp tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độ điều hành, quản lý, cài đặt phần mềm, kỹ năng bán hàng, đưa các sản phẩm OCOP, nông sản lên sàn giao dịch thương mại điện tử. Hướng dẫn, hỗ trợ hội viên cài đặt nền tảng số App Nông dân Việt Nam tại các thôn, bản, khu phố.

Qua đó, góp phần nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân. Đại diện hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Đầm Hà cho biết, với lợi thế địa phương ven biển, nguồn nguyên liệu cá, mực của Đầm Hà rất tươi ngon, nên đơn vị đã quyết tâm khởi nghiệp theo hướng này. Mặc dù thời gian đầu gặp khó khăn về vốn tuy nhiên nhờ có sự đồng hành từ các đoàn thể, tạo điều kiện tham gia các buổi tập huấn, chuyển giao KHCN nên đơn vị càng có thêm động lực để mở rộng quy mô sản xuất. Đến nay, sản phẩm chả mực và chả cá - mực của HTX đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, với sản lượng hàng chục tấn/tháng và thị trường tiêu thụ đa dạng, đặc biệt là trên sàn thương mại điện tử.

HTX mang lại việc làm ổn định cho 10 lao động địa phương. Năm 2024, qua bình xét toàn huyện có 2.879/3.787 hộ đăng ký đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, vượt 155% kế hoạch tỉnh giao. Không chỉ làm kinh tế giỏi, các hộ còn tham gia giúp đỡ 3 hội viên thoát nghèo, 28 hộ hội viên thoát cận nghèo. Đến nay, Hội không còn hội viên nghèo, còn 18 hội viên cận nghèo.

Qua đó, đóng góp tích cực vào việc tăng thu nhập bình quân đầu người của huyện tính đến hết năm 2024 ước đạt 4.350 USD. Trong năm 2025, Hội Nông dân huyện tiếp tục thực hiện chủ đề công tác năm của Hội: “Nâng cao chất lượng hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh”, thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam 14/10 (1930-2025).

Các cấp hội phấn đấu tuyên truyền, vận động trồng 10ha cây ăn quả; xây dựng 1 mô hình “Gia đình nông dân văn hóa” gắn với phát triển các sản phẩm phục vụ cho du lịch cộng đồng vùng đồng bào DTTS tại xã Quảng An; tặng 100 sổ BHXH, thẻ BHYT cho hội viên nông dân khó khăn.…

Để đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trên địa bàn, huyện Đầm Hà nói chung đã tăng cường việc triển khai các kế hoạch truyền thông về chuyển đổi số từng năm theo hướng trọng tâm. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cùng sự vào cuộc của người dân, công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) đã đạt được những kết quả tích cực, qua đó mang lại cuộc sống tiện ích, tốt đẹp hơn cho người dân trên địa bàn.

 

Mạnh Thắng

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline