Hotline: 0941068156

Thứ ba, 19/03/2024 18:03

Tin nóng

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cháy rừng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên cơ bản được khống chế

Trôi cổ thụ gần 500 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí phục vụ sản xuất điện

Thứ ba, 19/03/2024

Nhà khoa học với ý tưởng “Chung sống tích cực với biến đổi khí hậu và hài hòa với thiên nhiên”

Thứ năm, 11/05/2023 14:05

TMO - Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Trương Quang Học (Ủy viên Ban Thường vụ, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) được đánh giá là nhà khoa học, người thầy, nhà quản lý tỏa sáng nhờ cái “tâm” và cái “tài”. Đến nay, tuy đã vào tuổi “thấp thập cổ lai hy” ông vẫn say mê nghiên cứu và hết lòng với các thế hệ trẻ, với đất nước. Với ông, lao động vừa là nhiệm vụ với xã hội vừa là nhu cầu của bản thân, còn sức khỏe là còn làm việc, còn cống hiến cho đất nước. 

GS. TSKH Trương Quang Học sinh ngày 15/1/1945 tại xã Hòa Ninh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, trong một gia đình làm thuốc đông y nghèo, có truyền thống yêu nước và hiếu học. Sinh ra trong một thời điểm nạn đói hoành hành khắp đất nước, gia đình lại có 5 anh chị em nên cái đói, cái rét cứ đeo bám suốt thời thơ ấu của ông. Năm Trương Quang Học lên 3 tuổi, gia đình phải ly tán do bố tham gia kháng chiến ngay sau Cách mạng tháng Tám. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, mẹ ông phải giữ anh cả ra vùng tự do ở xã Thiệu Tâm, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa để học tập. Còn bốn anh em theo mẹ về quê ngoại ở thôn Bình Hải, xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. 

Năm 1962, GS Trương Quang Học thi đỗ vào Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, được phân vào học tại Khoa Sinh học. Năm 1966, tốt nghiệp đại học xuất sắc, được giữ lại trường làm công tác giảng dạy. Năm 25 tuổi (1970) được Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cử sang Trường Đại học Lomoloxop (Liên Xô) làm nghiên cứu sinh. Trong 4 năm làm nghiên cứu sinh (1970-1974), vị giáo sư này đã tập trung cao độ vào nghiên cứu chủ đề “ Sinh lý – sinh thái” các loại côn trùng truyền bệnh (Vecto). 

Với quyết tâm không ngừng, nghiên cứu này đã tạo nên đóng góp mới cho khoa học, góp phần hoàn thiện phương pháp xác định tuổi sinh lý của các loại côn trùng truyền bệnh đã được trường phái khoa học Xô viết sáng tạo ra từ đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX và được Tổ chức Y tế Thế giới xuất bản trong cuốn sách chuyên khảo – Monogaphy (WHO 1962) để phổ biến trên thế giới. Với những kết quả quan trọng này, nghiên cứu sinh Trương Quang Học đã bảo vệ xuất sắc luận án Phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) của mình. 

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu ở Liên Xô, GS Trương Quang Học trở về nước tiếp tục làm công tác giảng dạy tại Khoa Sinh học, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1980, ông được cử tham gia Đề án hợp tác Việt Nam – Ba Lan trong tiểu Dự án “Phòng chống muỗi bằng phương pháp di truyền”. Thời gian này, ông có điều kiện làm việc với các nhà khoa học hàng đầu Thế giới về y học nhiệt đới. Từ năm 1992-1995, ông làm cán bộ nghiên cứu ở các trường đại học của Cộng hòa Liên bang Đức., Vương quốc Anh, Hà Lan và Tanzania, rồi trở thành thực tập sinh cao cấp, năm 1996 bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học tại trường Đại học Tổng hợp Wroclaw, Ba Lan. Ông được phong hàm Phó Giáo sư năm 1991 và Giáo sư năm 2001.   

Trong 40 năm làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, GS. TSKH Trương Quang Học đã chủ trì/ chủ nhiệm 1 Chương trình khoa học - công nghệ trọng điểm của Nhà nước về “Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (KC08); 2 đề tài khoa học - công nghệ cấp Nhà nước; 34 đề tài cấp Bộ và tương đương trong đó có 16 đề tài hợp tác quốc tế, đã viết trên 160 bài báo đăng trên các tạp chí trong nước; 30 bài báo tiếng Anh với 14 bài đăng trên tạp chí quốc tế uy tín, ông làm chủ biên hoặc đồng tác giả của 21 cuốn sách, trong đó có 2 cuốn sách chuyên khảo và 3 cuốn giáo trình.

Ngoài ra, ông đã biên soạn những cuốn tài liệu như: Bộ Tiêu chí thích ứng với biến đổi khí hậu; Sổ tay biến đổi khí hậu trong Công an Nhân dân và Vai trò của các tổ chức xã hội trong xây dựng và thực hiện Kế hoạch Thích ứng quốc gia (NAP); ông là thành viên của tiểu dự án “Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu; Rà soát và đánh giá các mô hình thích ứng theo Bộ tiêu chí; Trưởng nhóm chuyên gia ECODE thực hiện dự án READY “Tăng cường năng lực cho thanh niên trong ứng phó với biến đổi khí hậu” và “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới hệ sinh thái-xã hội vùng ven biển ĐBSH và đề xuất các giải pháp thích ứng dựa trên hệ sinh thái”. 

GS. TSKH Trương Quang Học đã có những đóng góp trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Tại hội thảo khoa học lần thứ IV (2020): “Môi trường và phát triển bền vững” do Viện Tài nguyên và Môi trường (ĐH Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức, GS. TSKH Trương Quang Học đã có bài tham luận với chủ đề: “Phát triển hợp sinh thái – Xu hướng thời đại và triển vọng của Việt Nam”, trong đó ông nhấn mạnh đến vấn đề an ninh phi truyền thống đối với tài nguyên thiên nhiên như: suy thoái tầng ozone, biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái đất, tài nguyên nước, rừng, xu hướng thế giới chuyển từ nền kinh tế nâu sang nền kinh tế xanh; vấn đề phát triển hợp sinh thái và phát triển xanh; tư duy sinh thái tức là con người trong các hệ thống mở của môi trường sinh thái mở rộng.

GS. TSKH Trương Quang Học cho rằng “Hệ sinh thái có thể phát triển rộng rãi ra toàn xã hội, trong mọi lĩnh vực hoạt động từ tự nhiên đến xã hội, đến khoa học, công nghệ theo tư duy sinh thái, trên những nguyên tắc về cấu trúc, chức năng, dịch vụ và lợi ích mà hệ sinh thái đem lại. Ông cho rằng, xã hội sinh thái bao gồm các nội hàm: Xã hội hài hòa giữa con người với tự nhiên; Đảm bảo sự đầy đủ về vật chất và phong phú về tinh thần cho tất cả mọi người trong sự cân bằng với các hệ thống tái sinh của một Trái Đất sống một cách lâu bền, theo tư duy và đạo đức sinh thái; Xã hội sinh thái, lấy hệ sinh thái là đơn vị tổ chức xã hội (như tế bào của cơ thể sống) và cân bằng hệ sinh thái (như sự cân bằng nội môi của cơ thể) là cơ sở cho sự bền vững của các trụ cột xã hội (Kinh tế, Xã hội; Môi trường; Văn hóa và Thể chế). 

Còn văn minh sinh thái là “Phát triển toàn diện, hài hòa và bền vững mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đó cũng chính là yêu cầu phải xử lý mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, giữa con người với con người toàn diện, thúc đẩy kinh tế, chính trị, văn hóa và xây dựng xã hội, khiến cho các liên kết, các phương diện hài hào, thúc đẩy sự hài hòa giữa quan hệ sản xuất và sức sản xuất, kiến trúc thượng tầng và nền tảng kinh tế theo con đường phát triển văn minh sản xuất, đời sống ấm no, văn minh sinh thái”.

Đối với vấn đề biến đổi khí hậu, ông cho rằng “Từ năm 2010 đến nay, những tác động của biến đổi khí hậu đối với nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng đang ngày càng nhanh hơn, rõ hơn và kinh hoàng hơn rất nhiều”. Để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, GS đề xuất “Mỗi kế hoạch hành động cần phải hướng tới cả hai mục đích: ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển xanh- giai đoạn mới của phát triển bền vững; lợi ích cho thiên nhiên và con người, giải pháp công trình song song với phi công trình.

GS. TSKH Trương Quang Học tâm đắc với nguyên lý chung: “Tác động của biến đổi khí hậu về thực chất là tác động lên các hợp phần của hệ sinh thái và toàn bộ hệ sinh thái nói chung. Ứng phó với biến đổi khí hậu về nguyên tắc cũng là giải pháp phục hồi, duy trì tính cân bằng, làm tăng cường sức khỏe, tăng khả năng chống chịu của hệ sinh thái”. Gần đây nhất, năm 2021, những tâm huyết của GS Trương Quang Học đã được đúc kết, hệ thống hóa và thảo luận trong công trình lớn ở tầm vĩ mô “Sinh thái và phát triển xã hội sinh thái Việt Nam” do ông chủ biên và được ĐH Quốc gia Hà Nội xuất bản. 

Do có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và giảng dạy nên GS. TSKH Trương Quang Học nhận được nhiều phần thưởng cao quý, trong đó gần đây nhất là Kỷ niệm chương Bảo vệ an ninh Tổ quốc về những đóng góp trong công tác bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của lực lượng công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an tặng.

 

 

TH (ghi)

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline