Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 19:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Nghiên cứu xây dựng các điểm lưu chứa rác thải sau phân loại

Chủ nhật, 13/11/2022 21:11

TMO - Sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM yêu cầu các địa phương nghiên cứu xây dựng các điểm lưu chứa chất thải sinh hoạt, đẩy nhanh tiến độ dự án chuyển đổi công nghệ đốt rác phát điện.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND TP Thủ Đức và các quận huyện về lộ trình thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố đề nghị UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện làm việc với các đơn vị thu gom tại nguồn (đặc biệt là lực lượng rác dân lập), đơn vị vận chuyển rác trúng thầu tại địa phương để rà soát lại các phương tiện vận chuyển, các điểm hẹn, trạm trung chuyển...

Trong đó, đảm bảo nguyên tắc rác sau khi phân loại phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển riêng biệt đến các cơ sở xử lý. Tùy theo tình hình thực tế, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện đánh giá từng nhóm khối lượng rác sau phân loại phát sinh; năng lực của đơn vị thu gom vận chuyển để nghiên cứu xây dựng các điểm lưu chứa rác sau phân loại tại các khu vực công cộng. 

Sở TN&MT thành phố yêu cầu các địa phương đảm bảo nguyên tắc rác sau khi phân loại phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển riêng biệt đến các cơ sở xử lý. Ảnh: Thiện An 

Đối với chất thải tái chế sau phân loại, các địa phương thống kê khối lượng và thành phần rác tái chế sau phân loại phát sinh thực tế tại địa phương, thống kê các cơ sở tái chế đang hoạt động tại địa phương (loại hình tái chế và công suất). Đây là cơ sở để Sở TN&MT rà soát việc các cơ sở tái chế hiện nay có đáp ứng các loại rác tái chế của thành phố. Đối với rác thực phẩm, ước tính khối lượng phát sinh thực tế tại địa phương. Đây là nhóm chất thải dễ phân hủy phát sinh mùi và nước rỉ rác. Do đó, việc ước tính khối lượng của nhóm rác này làm cơ sở để xây dựng tần suất thu gom phù hợp cho từng địa phương.

Theo Sở TN&MT thành phố, UBND TP.HCM đã ủy quyền cho UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện chủ động tổ chức thực hiện công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên, thực tế triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thời gian qua, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thu gom ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình phân loại rác tại nguồn. Đơn vị thu gom không đủ phương tiện vận chuyển để thu gom vận chuyển riêng các loại rác sau phân loại dẫn đến tình trạng người dân phân loại nhưng đơn vị thu gom lại gộp chung trong quá trình vận chuyển về các trạm trung chuyển, nhà máy xử lý, đặc biệt trong giai đoạn 2017 - 2020 khi TP.HCM triển khai phân loại rác tại nguồn làm 3 loại.

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại thành 3 nhóm. Cụ thể theo nguyên tắc như sau: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt. Thời gian chậm nhất các tỉnh, thành phố phải chuyển đổi từ các mô hình phân loại, thu gom hiện tại để thực hiện quy định trên là 31/12/2024.

TP.HCM hướng đến mục tiêu đến năm 2025, ít nhất 80% rác thải sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ mới hiện đại (đốt phát điện) và tái chế. 

Thời gian qua, TP.HCM  đang triển khai các giải pháp để hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố khóa XI, phấn đấu đến năm 2025, ít nhất 80% rác thải sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ mới hiện đại (đốt phát điện) và tái chế. Mỗi ngày tại TP.HCM còn phát sinh hơn 4.000 tấn rác thải rắn công nghiệp và 400 tấn rác thải nguy hại, trong đó có 45 tấn rác thải y tế. Khối lượng rác thải sinh hoạt đa phần được xử lý bằng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh (chiếm 60%), phần còn lại được xử lý bằng phương pháp đốt (không thu hồi năng lượng), sản xuất phân bón và tái chế.

Tỷ lệ hộ gia đình, chủ nguồn rác thải ở một cụm dân cư, một tuyến đường trên địa bàn quận, huyện thực hiện phân loại rác tại nguồn thành 3 loại (chất thải rắn có khả năng tái chế, chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác) còn thấp (chiếm khoảng 10 - 20%) và chưa được duy trì ổn định. Rác sinh hoạt không được phân loại tại nguồn khi được chôn lấp về lâu dài sẽ có nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước ngầm, phát sinh côn trùng, ruồi muỗi, dịch bệnh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Về hoạt động xử lý rác thải, trên địa bàn hiện nay có 4 dự án chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt sang đốt phát điện đang được triển khai. Sở TN&MT thành phố nhận định, nếu các nhà đầu tư chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt đúng tiến độ và việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án mới có kết quả, nhà đầu tư hoàn thành xây dựng và đi vào vận hành theo kế hoạch, TP.HCM đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu 80% chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế vào năm 2025, hướng tới 100% vào năm 2030. 

 

 

Minh Vân

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline