Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 05/05/2024 09:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2024

Nghiên cứu khu vực nhận chìm vật chất nạo vét tại vùng ven biển

Chủ nhật, 17/09/2023 07:09

TMO - UBND tỉnh Thanh Hóa giao Chi cục Biển và Hải đảo (Sở Tài nguyên và Môi trường) thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn về hoạt động nạo vét luồng hàng hải; đề xuất phân vùng xác định khu vực nhận chìm vật chất nạo vét tại vùng ven biển Thanh Hóa”.

Theo Chi cục Biển và Hải đảo (Sở TN&MT Thanh Hóa), việc triển khai thực hiện đề tài nhằm đánh giá thực trạng hoạt động nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm chất nạo vét tại vùng biển tỉnh Thanh Hóa; xây dựng bản đồ phân vùng khu vực nhận chìm chất nạo vét tại vùng biển Khu Kinh tế Nghi Sơn. Đồng thời đề xuất giải pháp triển khai có hiệu quả hoạt động nạo vét luồng hàng hải và nhận chìm chất nạo vét nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường và hệ sinh thái.

Để có cơ sở khoa học xác định các vị trí nhận chìm vật chất nạo vét tối ưu tại vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Biển và Hải đảo đã thực hiện đánh giá hiện trạng các dự án nạo vét được đem đi nhận chìm tại vùng biển Nghi Sơn; hiện trạng các dự án nạo vét đưa đổ trên đất liền; thành phần chất nạo vét tại vùng biển Nghi Sơn; ảnh hưởng của hoạt động nhận chìm chất nạo vét tới tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái biển.

Chi cục Biển và Hải đảo tỉnh triển khai đề tài nghiên cứu, đề xuất phân vùng xác định khu vực nhận chìm vật chất nạo vét tại vùng ven biển Thanh Hóa (Ảnh minh họa). 

Đánh giá hiện trạng chất lượng trầm tích, sinh vật, hải văn, địa hình đáy biển cụ thể tại 32 vị trí. Đồng thời sử dụng phương pháp GIS để xây dựng bản đồ đề xuất khu vực nhận chìm chất nạo vét tại vùng biển Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo tỷ lệ: 1/50.000; 1/10.000. Trên cơ sở kết quả khảo sát, Chi cục Biển và Hải đảo Thanh Hóa xác định khu vực đề xuất nhận chìm tại vùng biển Khu Kinh tế Nghi Sơn cụ thể như sau:

Giai đoạn 2023 đến 2030, diện tích khu vực đề xuất nhận chìm là 7.228 ha. Độ sâu khu vực đề xuất nhận chìm là -24m đến -26m. Khối lượng sức chứa là 72,28 triệu m3 (khi nhận chìm dày 1m từ -26m đến -25m). Khoảng cách từ khu vực đề xuất nhận chìm đến đảo Hòn Mê là 6,5km; cách ranh giới khu bảo tồn biển Hòn Mê là 3km; cách Cảng Nam Nghi Sơn là 20km và cách Cảng Bắc Nghi Sơn là 25km.

Giai đoạn 2030 đến 2045: Diện tích khu vực đề xuất nhận chìm là 5.710 ha. Độ sâu khu vực đề xuất nhận chìm là -26m đến -28m. Khối lượng sức chứa là 114 triệu m3 (khi nhận chìm dày 2m từ -25m đến -27m). Khoảng cách từ khu vực đề xuất nhận chìm đến đảo Hòn Mê là 14,5km; cách ranh giới khu bảo tồn biển Hòn Mê là 11km; cách cảng Nam Nghi Sơn là 27km và cách cảng Bắc Nghi Sơn là 32,4km.

Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các luận cứ khoa học, thực tiễn cho Sở TN&MT, Sở Giao thông - Vận tải, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, Cảng vụ Hàng hải Thanh Hóa làm căn cứ xác định vị trí nhận chìm chất nạo vét, giúp giải quyết khắc phục khó khăn trong hoạt động cấp phép nhận chìm ở biển nhằm hạn chế những tác động của hoạt động nạo vét, nhận chìm đến môi trường biển, tăng hiệu quả khai thác các cảng biển khu vực Thanh Hóa.

Nhận chìm ở biển là một nội dung không thể thiếu trong bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Nhiều chất thải, vật thải như bùn cát nạo vét khi xây dựng cảng, duy trì luồng tàu, tàu thuyền cũ, hỏng... không thể thải ở trên bờ mà phải nhận chìm ở biển. Việc nhận chìm ở biển đã được quy định chi tiết trong Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 và Nghị định số 40/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Danh mục các chất được phép nhận chìm ở biển quy định trong Nghị định số 40/2016/NĐ-CP của Chính phủ hoàn toàn trùng khớp với danh mục các chất, bao gồm cả chất nạo vét được đổ xuống biển quy định trong Công ước Luân Đôn 1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996. 

 

 

PV 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline