Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 18/10/2024 15:10

Tin nóng

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 18/10/2024

Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống bản đồ cảnh báo ứng phó sạt lở đất

Thứ hai, 14/10/2024 13:10

TMO - Sạt lở đất là hiện tượng thiên tai nguy hiểm, gây nhiều thiệt hại cho người dân các tỉnh miền núi. Do đó, cần sớm nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống bản đồ cảnh báo quốc gia để nâng cao năng lực ứng phó, phòng chống sạt lở đất, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu, thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều loại hình thiên tai, trong đó chủ yếu là liên quan đến bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất…; do đó, công tác phòng, chống thiên tai luôn được chú trọng.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tai biến trượt, lở đất trong những năm gần đây ở Việt Nam có xu hướng gia tăng về số vụ và quy mô; gây thiệt hại nặng nề về người cũng như tài sản, đặc biệt trong mùa mưa bão. Đặc biệt, thời gian gần đây, do ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024 và hoàn lưu sau bão, đã khiến nhiều địa phương bị sạt lở, gây hậu quả nghiêm trọng. Đơn cử như vụ sạt lở tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (đến nay, trận lũ quét ở thôn Làng Nủ đã khiến 60 người chết, hiện còn 7 người mất tích. Số người an toàn là 87), hay vụ sạt lở đất tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang…Do đó, các nhà khoa học khuyến nghị cần sớm hoàn thiện hệ thống bản đồ cảnh báo quốc gia.

Thực hiện nhiệm vụ “Giám sát, cập nhật, xử lý thông tin, dữ liệu tai biến địa chất và đánh giá các tình huống khẩn cấp” thuộc Đề án "Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam" do Cục Địa chất Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện, Lãnh đạo Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Bảo tàng địa chất, Cục Địa chất Việt Nam đánh giá, khi thi công các tuyến đường giao thông cắt qua đồi núi đều làm mất chân sườn dốc tự nhiên, từ đó làm gia tăng khả năng xảy ra sạt lở đất đá. Để an toàn khi thi công, việc trước mắt là phải gia cố chân sườn dốc.

Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam cho thấy, đơn vị thi công hầu như chỉ tập trung làm đường còn việc gia cố hay khắc phục sạt lở đất ở ven đường chưa được tính toán kỹ. Nguyên nhân khác là độ rung mặt đất khi xe ô tô di chuyển trên đường, đặc biệt là các xe có tải trọng lớn, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến độ ổn định của các lớp đất đá ven đường.

Hiện trường vụ sạt lở đất đá tại quốc lộ 6, đoạn qua xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. (Ảnh minh hoạ).

Bên cạnh đó, Lãnh đạo Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng có những nhận định về nguyên nhân gây ra những vụ sạt lở đất trong thời gian vừa qua, về nguyên lý, có ba yếu tố tự nhiên chính góp phần làm mất ổn định sườn dốc, gây trượt lở, lũ bùn đá là hình thái sườn dốc, tính chất cơ lý của đất đá tạo nên sườn dốc và nước.

Theo đó, một sườn dốc bị bão hòa nước sẽ trở nên kém ổn định gấp nhiều lần, gây nguy cơ trượt lở; vì thế các nhà khoa học còn gọi nước là “kẻ thù của sườn dốc”. Bên cạnh đó, các hoạt động nhân sinh như làm đường giao thông, hồ chứa, cắt chân sườn dốc lấy mặt bằng xây nhà cửa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (chuyển từ rừng tự nhiên sang rừng sản xuất, sang các diện tích trồng cây công nghiệp...) đều làm thay đổi hình thái sườn dốc tự nhiên, tính chất cơ lý của đất đá tạo nên sườn dốc, tính thấm, khả năng thấm của nước vào trong sườn dốc...

Lãnh đạo Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) thông tin thêm, thông thường, ngành Giao thông vận tải sẽ khảo sát, thiết kế và thi công các sườn dốc nhân tạo sao cho ổn định, thậm chí trong nhiều trường hợp, phải ổn định sườn dốc “nhân tạo” đó bằng phương pháp neo đất, neo đá, tường chắn, rọ đá... Tuy nhiên, những phương pháp này chưa đủ hiệu quả, vì thế trượt lở thường xuất hiện dọc các tuyến đường giao thông.

Vị trí sạt lở tại tỉnh Yên Bái đe doạ an toàn của nhiều hộ dân. Ảnh: HV

Đề xuất giải pháp căn cơ,  Lãnh đạo Trung tâm Thông tin, Lưu trữ và Bảo tàng địa chất, Cục Địa chất Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần chủ động ứng phó thiên tai bằng cách xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, thành lập hệ thống bản đồ các tỷ lệ, từ đó khoanh định được các khu vực có rủi ro cao. Cùng với đó, các Bộ, ngành liên quan cần sớm hoàn thiện hệ thống bản đồ cảnh báo quốc gia-một bản đồ chung và thống nhất cho cả nước, cụ thể chi tiết đến từng thôn, xã để các địa phương có căn cứ xây dựng phương án di dời, sắp xếp dân cư, triển khai nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

Bản đồ chi tiết này cũng là cơ sở để xây dựng các bản đồ quy hoạch khác liên quan như: Quy hoạch khu dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện…) theo hướng lâu dài, ổn định. Cùng với đó, các địa phương cần chuyển từ tư duy “phòng, chống thiên tai” sang tư duy “phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai”, có ý thức về phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai trong từng hoạt động, từng dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Với các địa phương có nguy cơ sạt lở, trước hết, các Bộ, ngành liên quan cần thực hiện điều tra hiện trạng, phân vùng cảnh báo sạt lở đất, lũ bùn đá, lũ quét ở tỷ lệ trung bình 1/50.000, tích hợp kết quả vào trong các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương này; đồng thời, chủ động tìm trước một số vị trí có thể di dời, sơ tán khi có thiên tai xảy ra. Việc điều tra hiện trạng, điều chỉnh kết quả phân vùng cảnh báo này sẽ phải cập nhật sau mỗi chu kỳ 3-5 năm. Đối với một số vị trí rất quan trọng như các công trình, dự án trọng điểm, khu dân cư lớn... có thể xem xét lắp đặt một hệ thống quan trắc, cảnh báo sớm.

Ngoài ra, cần nâng cấp, hiện đại hóa mạng lưới quan trắc khí tượng-thủy văn từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở; chú trọng vào công tác chuyển giao kết quả, hướng dẫn sử dụng kết quả xuống từng địa phương, tích hợp kết quả đó trong việc xây dựng và điều chỉnh các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các khu vực tập trung dân cư, các công trình trọng điểm, tìm kiếm các khu vực tương đối an toàn để di dời, sơ tán...

Lũ quét và sạt lở đất là hai loại hình thiên tai rất nguy hiểm thường để lại hậu quả nặng nề về người và của. Việc dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất hiện vẫn là bài toán khó đối với khoa học dự báo Khí tượng Thuỷ văn không chỉ trong nước mà cả trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sớm hoàn thiện hệ thống bản đồ cảnh báo quốc gia để nâng cao năng lực ứng phó, phòng chống sạt lở đất, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân để ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế-xã hội…./.

 

Nguyễn Bình

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline