Hotline: 0941068156

Thứ ba, 07/05/2024 06:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 07/05/2024

Nghiên cứu chiết xuất tinh chất sen để sản xuất hóa mỹ phẩm

Thứ ba, 05/09/2023 04:09

TMO - Đồng Tháp sẽ triển khai các đề tài nghiên cứu chiết xuất các hợp chất thiên nhiên và tinh dầu từ cây sen để phục vụ sản xuất hóa mỹ phẩm, qua đó nâng cao giá trị của một trong những ngành hàng chủ lực tại địa phương này. 

Đồng Tháp là địa phương có điều kiện thuận lợi cho cây sen phát triển. Thời gian qua, nhiều mô hình trồng sen mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân với lợi nhuận cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa. Ngoài ra, Đồng Tháp còn khéo léo gia tăng giá trị cây sen thông qua phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch từ sen và phát triển sản phẩm OCOP. Đến nay, tỉnh có khoảng 50 sản phẩm OCOP có nguồn gốc từ sen; 11 cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm...

Sen là một trong 5 ngành hàng nằm trong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp (lúa gạo, xoài, sen, hoa kiểng và cá tra và đang được phát triển theo hướng giảm chi phí, tăng sản phẩm chế biến theo hướng chất lượng, an toàn và bền vững. Cây sen từ lâu đã trở nên gần gũi và thân thiết với người dân, ngoài việc để trưng bày, trang trí thì cây sen còn được sử dụng rất nhiều trong ẩm thực, người trồng đã sử dụng tất cả các bộ phận của sen từ lá, đọt sen, hạt sen, củ sen, ngó sen, nhụy sen…để chế biến ra những món ăn từ sen hay rượu sen. Đó là những nét đặc trưng văn hóa ẩm thực đặc sắc của vùng đất Sen Hồng. 

Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế với các sản phẩm chế biến từ sen, cây sen còn trở thành biểu tượng của ngành du lịch của Đồng Tháp. Các hoạt động dịch vụ du lịch ngắm cảnh đồng sen, ẩm thực từ sen mang lại giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, mô hình du lịch cộng đồng “Đồng sen Tháp Mười” ra mắt đã thu hút được sự chú ý và tạo được sự bất ngờ, độc đáo đối với khách du lịch tới tham quan, trải nghiệm.

Các đề tài nghiên cứu khoa học được triển khai nhằm khai thác và nâng cao giá trị từ cây sen trên địa bàn tỉnh. Ảnh: VT. 

Nhằm tiếp tục nâng cao giá trị cây sen tại địa phương, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt 2 đề tài khoa học công nghệ về sen. Đó là đề tài xây dựng quy trình công nghệ chiết xuất hợp chất thiên nhiên từ sen và ứng dụng để sản xuất bộ mỹ phẩm từ sen tại tỉnh. Đối với đề tài chiết xuất hợp chất thiên nhiên từ sen và ứng dụng để sản xuất bộ mỹ phẩm từ sen, dự kiến sản phẩm bao gồm: Quy trình chiết xuất các hợp chất thiên nhiên giàu alkaloid và polyphenol từ lá sen được lên men; quy trình công nghệ sản xuất bộ mỹ phẩm như mặt nạ, serum, kem dưỡng và toner (nước cân bằng da)… Bên cạnh đó là đề tài nghiên cứu quy trình sản xuất tinh dầu và các sản phẩm giá trị gia tăng từ hoa sen. 

Sản phẩm dự kiến của đề tài nghiên cứu này là báo cáo phân tích, đánh giá thành phần tinh dầu hoa sen Đồng Tháp, quy trình chiết xuất tinh dầu hoa sen bằng phương pháp tẩm trích có sử dụng nhiệt và xử lý nguyên liệu bằng sóng siêu âm. Quy trình chiết xuất tinh dầu hoa sen bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước có xử lý nguyên liệu bằng sóng siêu âm và tinh dầu hoa sen (tinh dầu tuyệt đối và tinh dầu). Các sản phẩm giá trị gia tăng tận dụng từ quy trình chiết xuất bao gồm tinh dầu xịt nội thất hoa sen, nến thơm hoa sen, nước chưng cất tinh dầu hoa sen.

Trước đó, để tăng hiệu quả kinh tế từ cây sen, phát triển tài nguyên bản địa, nâng cao giá trị biểu tượng, hình ảnh của Đồng Tháp, tỉnh thực hiện Đề án khoa học “Phát triển sản phẩm sen Đồng Tháp” (gọi tắt là Đề án) do PGS.TS. Đặng Văn Đông (Viện nghiên cứu rau quả) làm Chủ nhiệm... Để sản xuất sen theo chuỗi giá trị, Đề án còn đề ra giải pháp nghiên cứu, thí điểm một số mô hình sản xuất sen ứng dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác tốt, an toàn. Trong đó, tập trung canh tác sen tại các huyện có tiềm năng như: Tháp Mười, Cao Lãnh, Thanh Bình, Lấp Vò.

Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi sản xuất, quan trắc môi trường (đất, nước); phát triển công nghệ thông tin gắn với công nghệ sinh học, công nghệ tự động, cảm biến... vào sản xuất nhằm kết nối, theo dõi, giám sát quy trình sản xuất, chế biến, thương mại, phát triển sản phẩm mới có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. Ứng dụng công nghệ cấy mô tạo ra cây giống chất lượng cao, sạch bệnh; nhân nhanh giống mới, chất lượng tốt, chống chịu sâu, bệnh; xây dựng hệ thống canh tác (sen - lúa, sen - cá, sen chuyên canh...).  Đề án định hướng bổ sung vào các giống sen mới, có chất lượng cao, thích hợp phát triển tại Đồng Tháp để thay thế các giống sen cũ. Đặc biệt là các loại giống khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt, phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau (lấy hoa, hạt, ngó...).

Phát triển các cơ sở doanh nghiệp ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới trong bảo quản, chế biến các sản phẩm từ cây sen cũng là hướng đi quan trọng để phát triển ngành hàng. Trong đó, quan tâm xây dựng chính sách về phát triển liên kết chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường, chế biến sản phẩm từ cây sen. Đề án còn đề xuất hướng đến các mô hình liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà” để đưa các sản phẩm sen có chất lượng ra thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước như: mô hình sản xuất các chủng loại hoa sen giống mới có giá trị kinh tế cao; mô hình hộ, trang trại/cơ sở sản xuất sen và các sản phẩm sen gắn với phát triển du lịch; mô hình nông nghiệp hữu cơ kết hợp trung tâm trình diễn sản xuất, bảo quản, chế biến hoa sen ứng dụng công nghệ cao.

 

 

Thu Vân 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline