Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 06:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Nghiên cứu cát biển làm vật liệu thi công dự án giao thông

Thứ sáu, 05/05/2023 12:05

TMO - Theo các chuyên gia, khai thác cát quá mức có thể gây sạt lở, sụt lún, do vậy cần có giải pháp tìm vật liệu thay thế cát sông để bảo đảm tiến độ và chất lượng các công trình trọng điểm quốc gia. 

Bộ Giao thông Vận tải cho biết, từ nay đến năm 2025, nhu cầu cát để phục vụ thi công bốn tuyến cao tốc triển khai tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khoảng 39 triệu m3 cát đắp nền, Trong đó, năm 2023 cần khoảng 17 triệu m3, năm 2024 - 2025 cần khoảng 23 triệu m3. Tuy nhiên các mỏ cát sông trong vùng chỉ đáp ứng được khoảng 20 triệu m3, tập trung ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.

Ngoài ra, nhu cầu cát làm vật liệu san lấp cho các công trình hạ tầng kỹ thuật của các địa phương khu vực ĐBSCL đến năm 2030 lên tới hàng trăm triệu m3. Trong khi đó, nguồn cát từ khai thác cát lòng sông chỉ đáp ứng được khoảng 50% trữ lượng. Vì vậy, việc nghiên cứu thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông và xây dựng là vô cùng cấp thiết. Bộ Giao thông vận tải đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện triển khai quyết liệt công tác này.

Hiện nay nhu cầu cát làm vật liệu san lấp cho các công trình hạ tầng kỹ thuật của các địa phương khu vực ĐBSCL là rất lớn (Ảnh: CA). 

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, hiện nay lượng cát biển ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có thể lên tới 150 triệu tỷ m3, đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng trên cả nước. Đây cũng là loại vật liệu được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Ngoài 2 loại vật liệu trên, tro, xỉ cũng có thể được dùng để làm vật liệu đắp nền thay thế cát sông. Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã thông báo cho phép các nhà thầu sử dụng nguyên vật liệu từ tro, xỉ để hỗ trợ cùng cát sông san nền cho các dự án, trong khi đó Bộ Xây dựng đã có các văn bản hướng dẫn về quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan. 

Nhằm xem xét, đánh giá kết quả thực hiện của việc nghiên cứu, đánh giá thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông; Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành quyết định thành lập Tổ công tác thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu, đánh giá thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông và xây dựng”.

Tổ công tác cũng đồng thời thực hiện nhiệm vụ tham mưu, tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng, triển khai các nội dung chi tiết nhiệm vụ “Nghiên cứu, đánh giá thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông và xây dựng” gồm: phạm vi khai thác, sử dụng; yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu vật lý, hóa, công nghệ xử lý cát nhiễm mặn, hiệu quả kinh tế kỹ thuật và bảo vệ môi trường, xây dựng tiêu chuẩn, định mức, áp dụng thí điểm cát biển sử dụng trong công trình dân dụng và giao thông.

Ngoài ra, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm quốc tế về vật liệu cát biển sử dụng trong công trình dân dụng và giao thông; báo cáo tổng kết đánh giá chất lượng, hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, công nghệ xử lý cát nhiễm mặn, ứng dụng thí điểm việc sử dụng cát biển trong công trình dân dụng và giao thông; báo cáo, tham mưu cho Chính phủ về khả năng sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng trong công trình dân dụng và giao thông. 

Bộ GTVT đang phối hợp chặt chẽ với Bộ TN&MT đẩy mạnh nghiên cứu thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông và xây dựng (Ảnh minh họa). 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn bị nguồn vật liệu đắp nền (cát, đất…) cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực ĐBSCL, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lập dự án "Đánh giá tài nguyên khoáng sản, phục vụ khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng ĐBSCL" để đánh giá tài nguyên cát biển.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 về tình hình nghiên cứu cát biển làm vật liệu đắp cho các dự án cao tốc vùng ĐBSCL, ông Trần Bá Kiên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Bộ TN&MT cam kết sẽ có kết quả giai đoạn 1 trong tháng 8/2023 và báo cáo toàn bộ tài nguyên trữ lượng tại khu vực trong tháng 12/2023 Dự kiến, cuối năm 2023 Bộ sẽ có thể công bố kết quả việc sử dụng cát biển có đáp ứng, đảm bảo điều kiện kỹ thuật, an toàn môi trường xung quanh trong sử dụng đắp nền thi công cao tốc. 

Cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ có 4 dự án cao tốc được triển khai, gồm: cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Hậu Giang, đoạn Hậu Giang - Cà Mau; cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh. Tính toán cho thấy, nhu cầu cát đắp cho 4 dự án này khoảng 47 triệu m3. Trong khi đó, nguồn cát đắp đáp ứng nhu cầu của hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam không nằm ở các địa phương có dự án đi qua mà tập trung chủ yếu ở 4 địa phương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long. Việc nghiên cứu cát biển làm vật liệu đắp nền cho dự án là rất cần thiết.

Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của các bộ, ngành hiện đã xác định được 30 vùng có tiềm năng lớn về khoáng sản vật liệu xây dựng, với dự báo gần 150 tỷ m3 cát biển. Trong đó, vùng biển các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sóc Trăng, Phú Quốc - Hà Tiên, Hải Phòng, Quảng Ninh… rất triển vọng, có thể quy hoạch thăm dò, khai thác.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, nguồn tài nguyên cát sạn vật liệu xây dựng và san lấp tại khu vực biển nông tỉnh Sóc Trăng lên tới 13 tỷ m3. Cát biển Sóc Trăng đáp ứng được tiêu chuẩn Việt Nam 2006 về nguyên liệu làm vật liệu xây dựng và san lấp. Hiện nay, các tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang đều cấp phép khai thác cát biển để phục vụ san lấp nền các dự án lớn sát biển như nhiệt điện hoặc khu dân cư lấn biển. Riêng tỉnh Kiên Giang đã cấp phép khai thác với trữ lượng 15 triệu m3 và công suất khai thác gần 5 triệu m3/năm. Với kết quả này, Bộ Giao thông Vận tải nhận định trữ lượng cát biển, cát nhiễm mặn khu vực biển nông ĐBSCL có tiềm năng rất lớn, có khả năng đáp ứng nhu cầu nên cần có các đánh giá về đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật của cát đắp nền đường. 

 

 

Hải Nam 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline