Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 22:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Nghiên cứu áp dụng khoa học công nghệ ứng phó biến đổi khí tại đồng bằng sông Cửu Long

Thứ năm, 11/01/2024 07:01

TMO - Chương trình Khoa học và Công nghệ quốc gia "Ứng phó biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030" (Chương trình KC 15/21-30) là nhiệm vụ quan trọng nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

Vùng đồng bằng sông Cửu Long đứng trước các thách thức về an ninh nguồn nước, biến đổi khí hậu... do đó các nhà khoa học khối viện trường phối hợp cùng các địa phương, doanh nghiệp hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, giải quyết các thách thức cho khu vực. Một trong số đó là hướng nghiên cứu khoa học trái đất, mỏ, môi trường rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của ĐBSCL. 

Tại Hội nghị Khoa học quốc tế "Khoa học trái đất, mỏ, môi trường phục vụ chuyển đổi số, phát triển xanh, tuần hoàn và ứng phó các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu", Chương trình Khoa học và Công nghệ quốc gia "Ứng phó biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030" (Chương trình KC 15/21-30) đã được công bố. Chương trình này, do Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng cục Khí tượng Thủy văn tổ chức, đặt ra những mục tiêu quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững trong khu vực.

Chương trình được thực hiện với mục tiêu Phát triển kinh tế bền vững vùng ĐBSCL; Phát triển xã hội bền vững, hài hòa, góp phần đưa ĐBSCL thành vùng văn minh sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước. Đồng thời, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững ĐBSCL; Tích hợp đồng bộ bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thích ứng với tác động của các hoạt động kinh tế-xã hội ở thượng nguồn sông Mê Công và phát triển bền vững ĐBSCL.

Ảnh minh họa. 

Chương trình đề ra mục tiêu có ít nhất 80% kết quả của các đề tài nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn và được nơi sử dụng công nhận. Khoảng 20% kết quả được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Chương trình Tây Nam Bộ giai đoạn 1 (Chương trình KH&CN quốc gia phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ giai đoạn 2014 - 2020), có 64 đề tài nghiên cứu được ứng dụng, chuyển giao tại 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL, giúp phát triển kinh tế-xã hội vùng.

Trong đó, có nghiên cứu và đưa vào ứng dụng túi trữ nước ngọt cho người dân tỉnh Bến Tre, mỗi túi chứa đến 15 m3 nước. Sau khi triển khai, người dân ở đây không thiếu nước sinh hoạt mà còn có nước phục vụ sản xuất. Mô hình trồng lúa xen canh tôm càng xanh trên 5.000 ha tại Bến Tre, cho lợi nhuận gấp 7-10 lần so với trồng lúa, đồng thời cải thiện môi trường, chất lượng tôm và lúa gạo cao. Mô hình nuôi tôm quảng canh trong rừng ngập mặn đạt năng suất 700 kg/ha so với 250 kg/ha trước đây...

Ngoài ra, một số đề tài khác được kể đến như Xây dựng quy trình sản xuất Prebiotic từ vi khuẩn lactic ứng dụng trong sản xuất thức ăn cho tôm nhằm hạn chế bệnh hoại tử gan tụy cấp; Nghiên cứu sàng lọc và chế tạo chế phẩm phòng và trị bệnh chính của cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh tại vùng Tây Nam Bộ từ cây dược liệu để có thủy sản sạch; Xây dựng mô hình nuôi tôm bền vững tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long dựa trên kiểm soát và xử lý nước ao nuôi tôm bằng vật liệu và công nghệ nano; Cải thiện chuỗi giá trị nấm rơm vùng ĐBSCL, đã chuyển giao 8 mô hình sản xuất meo giống và trồng nấm rơm trong nhà tại Sóc Trăng; Nghiên cứu phát triển chuỗi giá trị sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ mỡ cá tra và cá basa;…

 

 

Thu Minh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline