Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 09:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Nâng cao năng lực quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi

Thứ sáu, 17/01/2025 05:01

TMO - Hà Nam là một tỉnh nông nghiệp, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm trong lưu vực sông Đáy, có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn trên 54.000ha. Do đó, trong thời gian qua, Hà Nam đã chú nâng xây dựng và nâng cấp, nâng cao năng lực quản lý, vận hành hệ thống thuỷ lợi nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp, đô thị và công nghiệp.

Là địa phương có diện tích nông nghiệp rộng, đất phi nông nghiệp trên 29.000 ha;  đất chưa sử dụng trên 2.200 ha nên hệ thống công trình thuỷ lợi đặc biệt là công trình đầu mối các trạm bơm đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Để phát triển nông nghiệp, và phát triển đô thị, công nghiệp, tỉnh Hà Nam đã liên tục cải tiến, nâng cấp hệ thống công trình thuỷ lợi,  kênh mương đệm, là những tiêu chuẩn quan trọng đảm bảo yêu cầu dịch vụ sản xuất, đồng thời phát triển hạ tầng giao thông tại địa phương. Đặc biệt, cùng với việc phục vụ gần 5.000 ha đất lúa, Xí nghiệp thủy nông thị xã Duy Tiên còn đảm nhiệm tiêu úng cho các khu đô thị và nhất là 3 khu công nghiệp (Đồng Văn I, Đồng Văn II, Đồng Văn III).

Yêu cầu đặt ra trong việc phục vụ các khu công nghiệp là hạn chế tối đa ngập úng, không để ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp. Vì thế, các công trình trạm bơm đầu mối chính tiêu úng cho các Khu công nghiệp Đồng Văn I và II thời gian qua đã được tỉnh Hà Nam đầu tư xây dựng, nâng cấp. Trong đó, trạm bơm Bùi 1 và Bùi 2 đều được nâng công suất lên gấp 4 lần so với trước đây; trạm bơm Hoành Uyển II được xây dựng mới có công suất 20 nghìn m3/h kết hợp với trạm Hoành Uyển 1 nâng cao năng lực tiêu úng.

Hiện nay, hệ thống kênh dẫn thuộc các trạm bơm A46, A48, A48-2-9 đang được xây dựng. Việc phục vụ cho Khu công nghiệp Đồng Văn I, Đồng Văn II cơ bản được bảo đảm trong thời gian tới. Tuy nhiên, phần lớn các trạm bơm còn lại của Xí nghiệp thủy nông thị xã Duy Tiên đều xây dựng từ 20 năm trở về trước, thiết kế chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp, công suất hạn chế, như: Trạm bơm Chợ Lương, Lạc Tràng Bộ, Tiên Phong…

Do vậy, khi có mưa lớn xảy ra ở các khu công nghiệp, đô thị trong vùng phục vụ của các trạm bơm này việc tiêu thoát nước sẽ bị ảnh hưởng. Lãnh đạo Xí nghiệp Thủy nông thị xã Duy Tiên cho biết, về cơ bản, hệ thống thủy lợi hiện nay đáp ứng được yêu cầu phục vụ trong điều kiện lượng mưa ở mức trung bình, khoảng 200 mm trong thời gian 2 – 3 ngày, nhưng sẽ rất khó khăn để đối phó với những trận mưa cường độ lớn (100 – 200 mm) trong thời gian ngắn từ 3 – 5 giờ như đã từng xảy ra thời gian qua. Còn trên địa bàn thị xã Kim Bảng, hệ thống thủy lợi cũng đang quá tải trong điều kiện phát triển đô thị, công nghiệp.

Điển hình là trạm bơm Hoàng Tây (3 tổ máy, công suất 2.500 m3/h; chịu trách nhiệm tưới tiêu cho 700 ha đất sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, đô thị mới, Khu công nghiệp Đồng Văn IV) đã xây dựng cách đây trên 30 năm, dẫn đến năng lực giảm chỉ còn khoảng 80%. Theo tính toán, trạm bơm Hoàng Tây đang phải phục vụ vượt 8 lần năng lực hiện có khi xảy ra mưa úng cường độ lớn. Đối với trạm bơm Tân Sơn cũng đang “gồng mình” hoạt động trong điều kiện vượt 10 lần khả năng phục vụ khi xuất hiện mưa cường độ lớn trong thời gian ngắn.

Lãnh đạo Xí nghiệp Thủy nông huyện Kim Bảng cho biết, phần lớn các công trình đầu mối trọng điểm của xí nghiệp phục vụ cho đô thị, công nghiệp đều đang quá tải. Đơn vị luôn phải sẵn sàng để ứng phó với các tình huống xảy ra trong khả năng có thể… Để phục vụ cho đô thị và phát triển công nghiệp đòi hỏi năng lực của hệ thống thủy lợi phải được nâng lên, bởi hệ thống không còn chỉ đơn thuần phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Đặc biệt hệ số tiêu ở những khu vực này hiện tăng lên 18 – 20l/s/ha, tăng gấp 3 lần so với sản xuất lúa (mưa đến đâu tiêu hết đến đấy). Trong khi đó, hệ thống thủy lợi tại các địa phương trong tỉnh được xây dựng liên vùng từ lâu và phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Tuyến kênh Tân Hòa đoạn qua xã Tiêu Động (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam). (Ảnh minh hoạ: BHN). 

Lãnh đạo đơn vị Khai thác công trình thủy lợi Hà Nam cho biết, hệ thống thủy lợi phục vụ cho những vùng đô thị, công nghiệp hiện nay đang gặp phải không ít khó khăn. Do đó, cần phải nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống kênh mương, trạm bơm để đáp ứng yêu cầu phát triển giai đoạn mới. Đứng trước khó khăn và yêu cầu thực tế, được biết các đơn vị thủy nông trong tỉnh Hà Nam đã triển khai tổng thể các biện pháp giúp nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống kênh mương, trạm bơm.

Giải pháp trước mắt đang được các xí nghiệp thủy nông trong tỉnh thực hiện là nạo vét, khơi thông dòng chảy của hệ thống kênh mương. Mỗi năm, riêng hệ thống kênh loại 1 và loại 2 nạo vét hơn 260 nghìn m3 đất và giải tỏa hàng trăm nghìn m2 bèo, rác…

Đồng thời, theo dõi sát diễn biến thời tiết, chủ động tiêu kiệt nước đệm trước mỗi đợt được dự báo có mưa lớn. Tại một số khu vực trọng điểm, lắp đặt thêm máy bơm dã chiến hỗ trợ phục vụ khi cần thiết. Về lâu dài, hệ thống thủy lợi cần được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phục vụ và góp phần xây dựng, phát triển các đô thị, khu công nghiệp trên địa bàn ổn định, bền vững.

Cụ thể, giai đoạn từ năm 2021- 2025, ngân sách trung ương và ngân sách địa phương ưu tiên kinh phí đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống kênh mương tại các huyện: Bình Lục, Lý Nhân. Trong đó, nguồn kinh phí phân bổ sung cho huyện Bình Lục khoảng 384 tỷ đồng để xây dựng kênh Tân Hòa (với kinh phí 170 tỷ đồng), kênh Chính Tây (với kinh phí 92 tỷ đồng), kênh CG5 (với kinh phí 122 tỷ đồng)...

Ở huyện Lý Nhân, tổng kinh phí xây dựng các kênh tuyến trên địa bàn bàn là 193,7 tỷ đồng; đã phát triển xây dựng các kênh: CG2, CG4 với kinh phí 150 tỷ đồng và kênh Lấp kinh phí 43 tỷ lệ Sông đồng; Kênh CG6 kinh phí 700 triệu đồng.

Để nâng cao năng lực hoạt động, vận hành của các công trình thuỷ lợi, tỉnh Hà Nam sẽ tiếp tục chú trọng quản lý quy hoạch thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai, bảo đảm phù hợp với quy hoạch của các ngành, lĩnh vực khác. Ngoài ra, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước; tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình thủy lợi, đê điều, bờ bao; quy trình vận hành hệ thống; xây dựng phương án cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, phòng, chống thiên tai, bảo đảm an toàn công trình và phát huy hiệu quả công trình.

Tiến hành rà soát, phân loại các công trình thủy lợi, đánh giá kết quả phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi và hiệu quả của các mô hình tổ chức trên địa bàn để thực hiện tốt quy định về quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi…

Đồng thời, trong giai đoạn tiếp theo, tỉnh Hà Nam sẽ cho rà soát lại quy hoạch hệ thống thủy lợi làm cơ sở cho việc đầu tư nâng cấp các công trình phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh; tuyên truyền phổ biến Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi một cách thường xuyên và sâu rộng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm hơn nữa đối với các cán bộ thuỷ nông và đối với với nhân dân trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi./.

 

 

Phúc Nguyên

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline