Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 14:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Nâng cao năng lực chủ động ứng phó với sự cố môi trường

Thứ tư, 21/09/2022 08:09

TMO - Nhằm chủ động, linh hoạt ứng phó với các sự cố môi trường trong hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Kế hoạch 213/KH-UBND, ứng phó sự cố môi trường giai đoạn 2022-2027.

Kế hoạch áp dụng với cơ quan quản lý nhà nước; các KCN, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

Nội dung kế hoạch quy định rõ, các chủ dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường phải xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố môi trường cấp cơ sở, công khai kế hoạch, gửi kế hoạch tới UBND cấp xã và Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện. Bảo đảm đầy đủ nguồn nhân lực, trang thiết bị, phương tiện, cơ sở hạ tầng cần thiết cho phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố; tổ chức diễn tập ứng phó sự cố môi trường cấp cơ sở ít nhất 2 năm/lần.

Sự gia tăng của hoạt động sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sự cố môi trường 

Trong đó, kế hoạch ứng phó với sự cố môi trường phải đảm bảo nội dung cụ thể như sau: Xác định và đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất của các cơ sở, các kịch bản đối với từng loại nguy cơ có thể xảy ra sự cố; Phương án phòng ngưa, ứng phó với sự cố môi trường bao gồm: công trình, thiết bị, phương tiện cần thiết để ứng phó sự cố môi trường.

Xây dựng kế hoạch tập huấn, huấn luyện diễn tập về ứng phó sự cố môi trường cho lực lượng ứng phó tại chỗ; Phương thức thông báo báo động khi xảy ra sự cố môi trường và huy động nguồn lực, trang thiết bị để ứng phó sự cố môi trường; Các biện pháp tổ chức ứng phó sự cố môi trường đối với các nội dung quy định tại khoản 3 điều 125 Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm công khai kế hoạch ứng phó sự cố môi trường của cơ sở, gửi kế hoạch ứng phó tới UBND cấp xã và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, đối với các dự án, cơ sở nằm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì chủ đầu tư dự án có trách nhiệm cung cấp nội dung kế hoạch cho Ban quản lý khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Đối với dự án đầu tư, cơ sở có các hồ chứa chất thải, nước thải hoặc các bãi lưu giữ chôn lấp chất thải rắn… phải chủ động rà soát hệ thống thoát nước mưa bề mặt, đê bao quanh các khu vực trên tại các cơ sở để tiến hành cải tạo, gia cố, đặc biệt là các điểm xung yếu có nguy cơ sạt lở cao, đảm bảo chắc chắn, không bị sạt lở do mưa bão, lốc, sét…

Nghiêm túc vận hành các công trình xử lý chất thải đảm bảo quy chuẩn xả thải; xây dựng phương án, sẵn sàng bố trí các nguồn lực ứng phó sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường do rò rỉ, tràn đổ, phát tán chất thải có thể xảy ra khi trời mưa.

Việc phân cấp sự cố môi trường được căn cứ vào phạm vi ô nhiễm, duy thoái môi trường tại thời điểm phát hiện sự cố để xác định cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo ứng phó. Theo đó, tùy thuộc vào mức độ sự cố được chia thành: Sự cố môi trường cấp cơ sở, cấp huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia. 

Đối với công tác ứng phó sự cố môi trường tại cơ sở, người chỉ huy ứng phó tại khu vực này phải tổ chức ứng phó sự cố, đánh giá phạm vi ảnh hưởng và khả năng tự ứng phó của cơ sở để triển khai ứng phó. Trường hợp sự cố trong khả năng ứng phó của cơ sở, người chỉ huy triển khai theo Kế hoạch, kịch bản đã được phê duyệt và báo cáo UBND cấp xã, Ban chỉ huy PCTT&TKCN trong thời gian 24h kể từ khi xảy ra sự cố .Trường hợp sự cố vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở, người chỉ huy phải thông báo ngay với UBND cấp xã, Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện để được tổ chức ứng phó.

Đối với công tác ứng phó sự cố môi trường ngoài cơ sở, trường hợp sự cố môi trường vượt ngoài khả năng tự ứng phó thì UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh, cấp huyện triển khai ứng phó với nội dung xác định, công bố và tổ chức ứng phó với sự cố môi trường và triển khai theo kế hoạch ứng phó theo từng cấp. 

Kế hoạch cũng nhấn mạnh tới những sự cố môi trường có thể xảy ra nhằm giúp các đơn vị chủ động xây dựng phương án ứng phó. Theo đó, đối với nước thải bị rò rỉ từ hệ thống thu gom, từ các bể của trạm xử lý dẫn đến nước thải phát tán ra nhà xưởng, sân đường nội bộ, có thể chảy vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa gây ô nhiễm môi trường; hoặc sự cố do quá tải, hỏng hóc máy móc thiết bị xử lý nước thải dẫn đến nước thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn thải ra môi trường...

Đối với khí thải, sự cố có thể xuất phát từ hệ thống xử lý khí thải gặp sự cố, không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả dẫn đến khí thải thải trực tiếp ra môi trường mà không được xử lý, gây ô nhiễm môi trường... Đối với chất thải nguy hại có thể xảy ra trường hợp phát tán tại chỗ do rò rỉ thiết bị chứa, dẫn đến chất thải phát tán đến nhà kho chứa với số lượng lớn sẽ phát tán ra môi trường.

Ngoài ra chất thải nguy hại còn có thể phát tán cưỡng bức do kho chứa có chất dễ cháy nổ hoặc xây dựng cạnh thiết bị có khả năng phát nổ như nồi hơi... trong quá trình sản xuất vô tình gây nổ kho chứa dẫn đến chất thải nguy hại theo sức ép của vụ nổ mà phát tán ra môi trường xung quanh.

Việc tăng cường giám sát, chủ động phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường được UBND tỉnh quán triệt triển khai. Ảnh: Văn Ngọc 

Để chủ động phòng ngừa các sự cố trên, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị sản xuất cần đánh giá các nguồn rủi ro: xác định mối nguy hiểm, mức độ rủi ro, giải pháp kiểm soát; Xây dựng ban hành nội quy quy định của cơ sở bảo vệ môi trường; Lắp đặt các thiết bị phương tiện ứng phó với sự cố môi trường; Xây dựng lực lượng ứng phó tại chỗ... Sau khi triển khai ứng phó theo kế hoạch thì khẩn trương phục hồi môi trường sau sự cố.

UBND tỉnh giao Sở TN&MT chủ trì, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoạt động có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, đặc biệt là các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, khai thác khoáng sản, chế biến nông sản, chăn nuôi… thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố.

Chủ trì, tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ sự cố môi trường có thể xảy ra; xây dựng cơ sở dữ liệu và lập, công khai thông tin về các nguồn có nguy cơ gây ra sự cố môi trường; đề xuất phương án tổ chức, triển khai thực hiện với UBND tỉnh trước ngày 10/12/2022, hoàn thành trong năm 2023. Phối hợp, hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh, UBND các cấp đào tạo, tập huấn, tăng cường nâng cao năng lực trong phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.

Việc thực hiện kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường, đảm bảo sẵn sàng phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xảy ra sự cố môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại với môi trường và con người; chủ động chuẩn bị các nguồn lực, phương án, phương tiện, thiết bị để sẵn sàng ứng phó khi sự cố xảy ra.

 

 

Nguyễn Linh 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline