Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 21:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác tài nguyên địa chất, khoáng sản

Thứ hai, 25/03/2024 09:03

TMO - Tài nguyên địa chất, khoáng sản là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đồng thời là nguồn dự trữ lâu dài cần được quản lý tập trung, khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững. Để đạt được mục tiêu này, việc xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý về địa chất, khoáng sản là nhiệm vụ quan trọng. 

Thông tin từ Cục Khoáng sản Việt Nam cho biết: Hiện Việt Nam có khoảng 50 loại khoáng sản, với khoảng 5.000 mỏ quy mô khác nhau đang hoạt động (Bộ TN&MT cấp 600 giấy phép, còn lại là địa phương), công nghiệp khai thác mỏ chiếm gần 5% tổng GDP. Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng mỏ vẫn chưa hiệu quả, gây thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường suốt nhiều năm qua.

Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật vẫn có những điểm chưa phù hợp, hệ thống giám sát, kiểm tra chưa chặt chẽ. Thực tế trên đòi hỏi luật cần phải tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch; khắc phục bất cập trên thực tế; tiếp cận phương pháp quản trị hiện đại của các nước và phù hợp các điều ước, cam kết quốc tế. 

Trên cơ sở này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng dự án Luật Địa chất và Khoáng sản với kỳ vọng góp phần xây dựng chính sách khai khoáng một cách rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội. Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024). 

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch trong quản lý, khai thác tài nguyên địa chất, khoáng sản. 

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản (gồm 12 Chương, 117 Điều) đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch; khắc phục các bất cập nhằm quản lý thống nhất lĩnh vực địa chất, khoáng sản; quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản. Đồng thời, tiếp cận phương pháp quản trị hiện đại của các nước và phù hợp các điều ước, cam kết quốc tế. Trong đó dự án luật đã đề cập đến có một số điểm mới quan trọng, nổi bật như: Phân nhóm khoáng sản để thực hiện quản lý khoáng sản theo nhóm; phân cấp mạnh cho địa phương cấp tỉnh; cải cách hành chính; tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo sản lượng kinh tế hàng năm; sử dụng vốn ngân sách Nhà nước để thăm dò khoáng sản chiến lược, quan trọng.

Theo Bộ TN&MT phân nhóm khoáng sản để có cách tiếp cận phù hợp từ khâu quy hoạch đến cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, cho phép thu hồi khoáng sản, đóng cửa mỏ. Trên cơ sở phân nhóm khoáng sản, quy định phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương, cải cách thủ tục hành chính phù hợp với từng nhóm khoáng sản tại các chương khác của dự thảo Luật.

Cụ thể, bỏ quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ và nội dung này được gộp chung vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản nhóm I. Đối với khoáng sản nhóm IV, không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản, cấp giấy phép khai thác khoáng sản, chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động khai thác khoáng sản. Với quy định này sẽ cắt giảm được khoảng 90% thời gian và chi phí tuân thủ để thực hiện thủ tục hành chính. Đối với khoáng sản là nước khoáng, nước nóng thiên nhiên; khoáng sản ở khu vực lòng sông, lòng hồ, khu vực biển không phải thực hiện thủ tục lập, phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.

Từ việc phân nhóm trên, Bộ TN&MT đề xuất phân công, phân cấp cho UBND cấp tỉnh tiếp tục duy trì việc phân cấp quản lý nhà nước về khoáng sản như Luật hiện hành, cụ thể UBND cấp tỉnh cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản nhóm III, IV; giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nhóm I, II và III; giấy phép khai thác khoáng sản nhóm I và II tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ TN&MT khoanh định và công bố. 

Việc xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý về địa chất, khoáng sản là nhiệm vụ quan trọng, cần được thực hiện bài bản dựa trên căn cứ thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế.  

Dự thảo Luật cũng đề xuất phương án công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thay vì phê duyệt trữ lượng; tăng cường quản lý cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển; cho phép tổ chức, cá nhân thế chấp, góp vốn quyền khai thác khoáng sản; ưu tiên tổ chức cá nhân đang khai thác hợp pháp được thăm dò xuống sâu, mở rộng để đánh giá đầy đủ, khống chế hết thân khoáng sản đối với loại khoáng sản được cấp phép mà không phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản; bổ sung chế biến khoáng sản...

Dự thảo Luật tạo hành lang pháp lý toàn diện trong việc bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và cộng đồng dân cư nơi có hoạt động khoáng sản; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương.

Các điểm mới của Dự thảo Luật liên quan đến quy định về điều tra cơ bản địa chất; các trường hợp đặc thù cho phép khai thác khoáng sản không phải có Quy hoạch khoáng sản; khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khoáng sản lòng sông, lòng hồ, ở khu vực biển không phải lập Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản nhưng phải thực hiện phương án đóng cửa mỏ khoáng sản; công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thay vì phê duyệt trữ lượng; tăng cường quản lý cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển; cho phép tổ chức, cá nhân thế chấp, góp vốn quyền khai thác khoáng sản. 

Nhiều ý kiến cho rằng, việc xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý về địa chất, khoáng sản là nhiệm vụ quan trọng, cần được thực hiện bài bản dựa trên căn cứ thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Vừa qua, tại Hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng chính sách khai khoáng diễn ra tại Hà Nội, các chuyên gia tại Australia cho rằng, bên cạnh việc tạo lập hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, minh bạch cần công khai, minh bạch về thông tin.

Đối với xác định khoáng sản, trữ lượng tại ustralia, các công ty báo cáo về việc phát hiện mỏ khoáng sản hoặc phát triển các kế hoạch khai thác trên Sở giao dịch chứng khoán Australia (ASX) phải báo cáo theo các tiêu chuẩn của Bộ quy tắc JORC (Tiêu chuẩn báo cáo trữ lượng khoáng sản của Australia).

Bộ quy tắc này cung cấp một hệ thống bắt buộc để phân loại tài nguyên khoáng sản và trữ lượng quặng theo mức độ tin cậy về kiến thức địa chất và các cân nhắc kỹ thuật và kinh tế trong báo cáo công khai nhằm cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư tiềm năng và tư vấn. Theo Bộ quy tắc JORC, sau khi được chứng minh có khả thi về mặt kinh tế và kỹ thuật sẽ có các nghiên cứu sâu hơn để hỗ trợ quyết định đầu tư cuối cùng, như nghiên cứu môi trường, cơ sở hạ tầng, xã hội...

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới có nhiều cơ hội để có được lợi ích đáng kể từ ngành khai khoáng nhưng cũng tồn tại nhiều thách thức đối với các công ty khai khoáng để có thể đến được giai đoạn sản xuất khoáng sản, trong khi lợi ích mang lại đối với nước sở tại và cộng đồng địa phương chính là từ giai đoạn sản xuất. Chính phủ Việt Nam có thể hỗ trợ vượt qua những thách thức này bằng cách xây dựng khung pháp lý và chính sách rõ ràng, hiện đại và thực chất, bao gồm tất cả các khía cạnh của hoạt động phát triển và vận hành mỏ.

 

 

Lê Hương 

 

 

 

 

 

  

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline