Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 03:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa

Thứ hai, 27/06/2022 16:06

TMO - Phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa có vai trò quan trọng đối với kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo, phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, đảm bảo an ninh dinh dưỡng, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, đặc biệt là đồng bào miền núi.

Tại Hội nghị “Phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa", Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết theo số liệu thống kê năm 2021, trong 13 hồ chứa có diện tích trên 5.000 ha gồm các hồ như Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Na Hang, Trị An... là nhóm có tiềm năng nuôi trồng thủy sản cao và có khả năng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho người nuôi, có thể đảm bảo lợi ích lâu dài và một nghề cá có trách nhiệm cam kết với cộng đồng.

Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản trên các hồ chứa góp phần khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên trong phát triển kinh tế 

Hiện nay, Việt Nam có hơn 6.600 hồ chứa nước, phân bố ở 45/63 tỉnh, thành phố. Hệ thống công trình thủy lợi được nhà nước quan tâm đầu tư nên có khả năng giữ nước phục vụ sản xuất quanh năm, điều tiết nước lũ; nguồn nước chứa hồ sạch thuận lợi cho nuồi trồng thủy sản tạo ra các sản phẩm sạch. Một số tỉnh có sản lượng nuôi lớn đang xây dựng thương hiệu, hình thành chuỗi cửa hàng tại các thành phố lớn để quảng bá và nâng cao giá trị sản phẩm như: Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang...

Nghề nuôi cá hồ chứa tiếp tục phát triển từ việc nuôi các loài cá truyền thống như: Mè, trôi, chép, rô phi, trắm cỏ, bỗng tượng… và mở rộng ra các loài có giá trị kinh tế cao như: Cá tầm, lăng, chiên, nheo mỹ, lóc, thát lát.... Những năm gần đây, cá tầm được nuôi nhiều ở khu vực nước mát có nhiệt độ từ 18 - 27 độ C, chủ yếu tại Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Tuy nhiên, các hồ chứa ở Việt Nam hiện nay ưu tiên phục vụ các mục đích thủy điện, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, chưa chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản; nuôi cá lồng bè hồ chứa còn mang tính tự phát, chưa tập trung vùng chuyên canh nên chưa tạo được vùng nuôi an toàn và hệ thống thị trường tiêu thụ ổn định; nguồn lực đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản, về khoa học công nghệ của nhiều địa phương còn thiếu.

Hiện nay, Hòa Bình là địa phương nuôi cá lồng bè trên hồ chứa lớn nhất cả nước với 4.750 lồng, sản lượng đạt 5.594 tấn, chiếm 77% giá trị sản xuất thủy sản của tỉnh. Những năm qua, Hòa Bình tận dựng được nguồn nước hạ lưu hồ thủy điện, thủy lợi, đa dạng cây trồng, vật nuôi, thủy sản, bảo tồn nguồn gen, các loài thủy sản quý hiếm, tận dụng ao hồ nuôi các loài thủy sản truyền thống, tạo sản phẩm thủy sản tại chỗ, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, Hòa Bình là địa phương nuôi cá lồng bè trên hồ chứa lớn nhất cả nước 

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, việc đầu tư phát triển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cần phù hợp với tiềm năng mặt nước của tỉnh, kết hợp nuôi trồng thủy sản với khai thác hợp lý, bền vững, góp phần bảo tồn, duy trì nguồn lợi thủy sản, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và an toàn hồ đập.

Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện các quy định, cơ chế chính sách để phát triển nuôi trồng thủy sản hồ chứa cho phù hợp với nhu cầu phát triển...

Để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, giảm áp lực khai thác trong thời gian tới Tổng cục Thủy sản, trên cơ sở các báo cáo của các đơn vị, tham luận của các tỉnh xem xét các văn bản về quản lý hồ chứa, tiếp tục nghiên cứu đánh giá các nội dung về phát triển thủy sản; xem xét kỹ lưỡng về dung tích, khí tượng thủy văn; giống, thức ăn, hạ tầng, sơ chế chế biến, cơ chế chính sách, khuyến khích đầu tư; Triển khai các nhiệm vụ, thực hiện các đề án quyết liệt hiệu quả.

Các địa phương điều tra, khảo sát đánh giá tiềm năng nuôi trồng thủy sản và quy hoạch phát triển nuôi cá hồ chứa phù hợp với từng vùng sinh thái. Xây dựng các cơ chế chính sách thu hút, tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp đầu tư sản xuất giống, nuôi thương phẩm, chế biến và tiêu thụ cho nghề nuôi cá hồ chứa.

 

Anh Thư 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline