Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 09:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP phát triển kinh tế nông thôn

Thứ hai, 06/02/2023 11:02

TMO - Phát triển chương trình OCOP được xem là nhiệm vụ trọng tâm nằm trong khuôn khổ Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh An Giang. Thời gian qua, địa phương này đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, tăng cường quảng bá sản phẩm OCOP của địa phương, từ đó thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển toàn diện. 

Thời gian qua tỉnh An Giang đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, phát triển nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, việc đẩy mạnh chương trình OCOP có vai trò đặc biệt quan trọng, là hạt nhân để đẩy mạnh các sản phẩm có chất lượng cao, khối lượng lớn, có giá trị gia tăng cao. Từ đó, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế nông thôn, giúp cho đời sống người dân ở nông thôn An Giang được cải thiện. 

Đến nay, toàn tỉnh đã có 88 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên; trong đó, có 2 sản phẩm đạt 5 sao - cấp quốc gia, 16 sản phẩm đạt 4 sao và 70 sản phẩm đạt 3 sao. Trong số các sản phẩm được chứng nhận OCOP, có 63 sản phẩm thuộc nhóm ngành thực phẩm; 21 sản phẩm đồ uống; 4 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, trang trí. Đồng thời, có 59 chủ thể kinh tế có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, gồm: 6 hợp tác xã, 20 doanh nghiệp, 33 cơ sở sản xuất.

Thời gian qua An Giang đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.  Hiện ngành nông nghiệp tỉnh An Giang cũng thực hiện giới thiệu sản phẩm OCOP và sản phẩm tiềm năng tham gia các chương trình như: tham gia Đề án “Ứng dụng giải pháp bán hàng thông minh cho các nhà bán lẻ trên địa bàn tỉnh ”, tham gia bán hàng trên “Gian hàng Việt trực tuyến”, hỗ trợ giới thiệu sản phẩm trên các kênh thương mại điện tử... từ đó đã giới thiệu một số sản phẩm đạt OCOP của tỉnh như: Đường thốt nốt Palmania, trà xạ đen, trà mãng cầu, Mắm cá chao cá mè vinh Ông Ba Lộc, xoài cát Hòa Lộc sấy dẻo, Mật ong tại điểm bán sản phẩm OCOP... 

UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang giai đoạn 2021 – 2025. Ảnh: BAG 

Theo Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh An Giang giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh An Giang tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình OCOP để nâng cao chất lượng các sản phẩm, khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh An Giang, góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và du lịch nông thôn; bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan môi trường nông thôn và chuyển đổi số. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Cụ thể, đến năm 2025, phấn đấu thêm 170 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó phấn đấu có thêm 10 sản phẩm OCOP đạt 5 sao - Cấp Quốc gia; Củng cố và nâng cấp ít nhất 20% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn; Ưu tiên phát triển các Hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 30% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa; Có ít nhất 30% các Chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; Có ít nhất 30% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống;

Tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ, ít nhất 20% chủ thể OCOP là người dân tộc thiểu số điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh; Có 100% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn thương mại điện tử…); phấn đấu mỗi huyện, thị xã, thành phố có 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch tại địa phương; 100% cán bộ các cấp (thành viên của các hội đồng, tổ giúp việc OCOP các cấp, cán bộ cấp xã), lãnh đạo doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về OCOP.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh) chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình OCOP theo giai đoạn và hằng năm. Phối hợp với các đơn vị có liên rà soát, tham mưu UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP phù hợp với nội dung, định mức hỗ trợ của trung ương và điều kiện thực tế của tỉnh.

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai Chương trình OCOP; rà soát nội dung, nhiệm vụ của Chương trình OCOP, đảm bảo không trùng lắp, chồng chéo với nội dung, nhiệm vụ của các Chương trình chuyên đề khác trong xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án khác; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát và thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Chương trình OCOP...

 

 

Minh Thanh

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline