Hotline: 0941068156

Thứ năm, 28/03/2024 16:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 28/03/2024

Nâng cao chất lượng ngành hàng nông, lâm, thủy sản

Chủ nhật, 31/07/2022 18:07

TMO - Tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2025 có khoảng 100 nghìn ha sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ... và đạt 125 nghìn ha vào năm 2030.

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 có khoảng 100 nghìn ha diện tích sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Rainforest Alliance Fair Trade, 4C, hữu cơ và đạt 125 nghìn ha vào năm 2030. Sản lượng rau, hoa, trái cây được sơ chế, chế biến trước khi xuất bán đạt 80% trong tổng sản lượng toàn tỉnh vào năm 2025 và 90% vào 2030.

Từ nay đến năm 2025, tỉnh Lâm Đồng hướng đến mục tiêu 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm. Đồng thời, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm với mục tiêu có 265 chuỗi liên kết với trên 26 nghìn hộ tham gia vào năm 2025. Nâng tỉ lệ tiêu thụ nông sản qua chuỗi đạt 50% sản lượng nông sản toàn tỉnh.

Giai đoạn 2026-2030, sản lượng nông sản rau, hoa và trái cây được qua sơ chế, chế biến trước khi xuất bán đạt 90% tổng sản lượng toàn tỉnh, trong đó sản lượng qua chế biến đạt khoảng 35%; giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 10%. Đồng thời, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm mỗi năm tăng ít nhất 15% số chuỗi, 25% giá trị nông sản tiêu thụ qua chuôi; nâng tỷ lệ tiêu thụ nông sản qua chuỗi đạt 65% sản lượng nông sản toàn tỉnh.

Tỉnh Lâm Đồng mở rộng diện tích sản xuất hữu cơ đối với các loại nông sản như: chè, rau quả, hoa 

Theo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Lâm Đồng, để đạt các mục tiêu trên, ngành nông nghiệp cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, quy mô lớn; nâng cấp hệ thống chợ đầu mối/ trung tâm sau thu hoạch, hoàn thiện chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản.

Cụ thể, xây dựng, phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung áp dụng tiêu chuẩn sản xuất ATTP bền vững (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ, tiêu chuẩn xuất khẩu...); triển khai thực hiện đề án chuyển đổi số ngành nông nghiệp, thực hiện số hóa vùng trồng, vùng nuôi, cơ sở sơ chế, chế biến, bán buôn, bán lẻ nông lâm thủy sản.

Xây dựng và phát triển mô hình trung tâm sau thu hoạch gắn kết với vùng nguyên liệu, doanh nghiệp, hợp tác xã và liên kết với siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, chợ dân sinh tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đảm bảo chất lượng ATTP;  Tiếp tục phát triển và nâng cấp các chuỗi liên kết gắn sản xuất với sơ chế, chế biến và tiêu thụ nông sản. Chuyển giao, tập huấn ứng dụng KHCN, chuyển đổi số trong sản xuất, đảm bảo năng suất, chất lượng, ATTP và truy xuất nguồn gốc.

Trong đó, đẩy mạnh chuyển giao, tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt ưu tiên các tiến bộ kỹ thuật liên quan đến nâng cao chất lượng giống, áp dụng các công nghệ sản xuất “xanh, sạch” theo hướng nông nghiệp hữu cơ, sinh thái, tiết kiệm tài nguyên và giảm phát thải, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản.

Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nâng cấp điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm; thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP, nông nghiệp hữu cơ, ...); thiết lập, vận hành hệ thống tự kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc tại cơ sở cùng với sự tham gia giám sát của cộng đồng; tập huấn, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng các chương trình quản lý chất lượng, ATTP tiên tiến.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh chú trọng áp dụng khoa học công nghệ nhằm đảm bảo an toàn, truy xuất nguồn gốc 

Phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản chất lượng, an toàn thông qua  xây dựng cơ sở dữ liệu về tiêu chuẩn, yêu cầu của các thị trường trong và ngoài nước và phổ biến đến người sản xuất, người tiêu dùng; Hỗ trợ xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận nông sản có tiềm năng có giá trị cao, đáp ứng các yêu cầu của thị trường.

Hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài tại các thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu; đẩy mạnh tuyên truyền, chứng nhận các thương hiệu, nhãn hiệu đã có; trong đó, chú trọng phát triển thương hiệu “Đà Lạt - kết tinh kỳ diệu từ đất lành” và các sản phẩm OCOP.

Ngoài ra, ngành nông nghiệp cần triển khai hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản; Tăng cường năng lực thực thi chính sách pháp luật, đảm bảo ATTP, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản. 

Sau hơn một năm triển khai Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, tổng diện tích trồng trọt được cấp giấy chứng nhận hữu cơ trên địa bàn đến nay gần 1.300 ha, tăng hơn 12 lần diện tích so với năm 2020. Trong đó, hơn 34,8 ha diện tích rau, củ, quả tập trung tại các huyện Đức Trọng, Đơn Dương và thành phố Đà Lạt; 1,5 ha cây đặc sản tại huyện Lâm Hà; 50 ha lúa, gần 1,4 ha măng cụt và hơn 1.110 ha điều tại huyện Đạ Tẻh, Cát Tiên…

Bên cạnh đó, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng đang phát triển gần 140 ha đồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi khoảng 2.000 con bò sữa tại 2 huyện Di Linh và Đơn Dương, tăng 1.500 con so với năm 2020, tổng sản lượng khoảng 5.200 tấn sữa đạt chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn châu Âu. Ngoài ra còn có gần 746 ha diện tích các loại cây rau, củ, quả, cà phê, cây ăn quả, lúa, chè, cây đặc sản của các tổ chức, cá nhân đang tiến hành chuyển đổi, đề xuất cấp giấy chứng nhận trong thời gian tới. 

Thời gian tới, ngành nông nghiệp Lâm Đồng hướng đến mục tiêu phát triển khoảng 70ha diện tích cây trồng hữu cơ với tổng sản lượng khoảng 690 tấn sản phẩm, 500 bò sữa đạt chuẩn hữu cơ với tổng sản lượng sữa ở vào khoảng 1.500 tấn.

Riêng trong năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tổ chức hỗ trợ xây dựng và cấp 6 giấy chứng nhận cho các tổ chức, cá nhân đầu tư áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phổ biến các tiêu chuẩn, quy chuẩn nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam cho cán bộ nông nghiệp các cấp, doanh nghiệp, nông dân.

Cũng trong năm 2022, ngành nông nghiệp Lâm Đồng sẽ xây dựng 4 mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đối với các sản phẩm cà phê, mắc ca, dược liệu, bò thịt và 1 mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sơ chế, bảo quản sản phẩm hữu cơ để người dân tham quan học tập, nhân rộng.

Sản xuất rau quả ứng dụng công nghệ cao từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu từ thị trường. Ảnh: Vũ Sinh 

Hiện nay, diện tích canh tác nông nghiệp của địa phương này vào khoảng 300 nghìn ha với các sản phẩm chủ lực bao gồm rau, hoa, chè, cà phê, cây ăn quả, dâu tằm…  Tính đến tháng 6/2022, tích sản xuất được cấp các chứng nhận như VietGAP, GlobalGAP, UTZ, 4C… của Lâm Đồng đạt khoảng 78 nghìn ha, chiếm 26% tổng diện tích canh tác nông nghiệp của tỉnh. Diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là 63 nghìn ha, chiếm 21% tổng diện tích canh tác của tỉnh. 

Những năm qua, nông sản của tỉnh Lâm Đồng đã xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia trên thế giới, trong đó thị trường truyền thống là khu vưc Đông Bắc Á, khu vực châu Âu và khu vực Bắc Mỹ. Đặc biệt, nông sản xuất khẩu của Lâm Đồng hiện đang có mặt ở những thị trường khó tính như Nhật Bản, các nước châu Âu, Mỹ. 

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của địa phương vẫn là rau, hoa, chè và cà phê nhân. Trong đó, mặt hàng rau như ớt chuông, bắp ngọt, khoai lang, cà rốt… xuất khẩu sang thị trường EU và các quốc gia Đông Á, ASEAN khoảng trên 34 nghìn tấn với tổng giá trị hơn 60 triệu USD trong năm 2021. 

Sản phẩm hoa cũng được xuất khẩu qua các quốc gia Đông Á, châu Úc, ASEAN khoảng 371 triệu cành và đạt tổng giá trị trên 58,7 triệu USD. Các sản phẩm chè, cà phê nhân cũng được xuất khẩu sang các quốc gia như Đà Loan, Afghanistan, Pakistan, Vương Quốc Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha…

 

 

Đức Tiến 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline