Hotline: 0941068156

Thứ hai, 28/10/2024 10:10

Tin nóng

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 28/10/2024

[Luật Điện lực sửa đổi] Cần làm rõ nhiều thuật ngữ mới

Thứ hai, 28/10/2024 08:10

TMO – Một số ý kiến cho rằng, dự thảo luật Điện lực sửa đổi cần giải thích rõ nhiều thuật ngữ mới như: carbon thấp, hệ thống điện bền vững, giá bán buôn điện bình quân, giá cố định, giá biến đổi, giá tạm thời, giá chính thức, giá điều tiết, giá điều độ vận hành…; qua đó tạo sự thống nhất về nhận thức.

Theo quy hoạch và dự kiến, đến 2030, cả nước cần đầu tư gấp 2 lần hệ thống điện hiện nay. Hiện, tổng công suất khoảng 80.000 MW, đến 2030 phải đạt tối thiểu 150.524 MW, tức gấp gần 2 lần hiện nay và đến 2050 phải đạt gấp 5 lần hiện nay, tương đương 530.000 MW trên toàn quốc. Ngoài ra, để phấn đấu đạt mục tiêu trung hòa carbon (Net Zero) vào năm 2050 cần phải chuyển dịch năng lượng, đồng nghĩa phát triển mạnh năng lượng tái tạo, chuyển đổi nguồn điện bù cho điện sử dụng hóa thạch từ than, điện khí. Điều này đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật có liên quan rất thông thoáng, đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu đề ra.

Trong phiên thảo luận tại tổ của Quốc hội, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, sở dĩ Ban soạn thảo đề xuất lấy tên gọi là Luật Điện lực (sửa đổi) thay vì Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực bởi khi giám sát thực hiện Luật Điện lực, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 937 ngày 13/12/2023, yêu cầu có cơ chế tổng thể để giải quyết bất cập, vướng mắc trong lĩnh vực điện, mà muốn vậy thì phải sửa toàn diện. Ngoài ra, trong quá trình thanh kiểm tra, cơ quan chức năng đã chỉ ra nhiều vấn đề, trên cơ sở đó Ban soạn thảo đều đã cố gắng đưa vào trong dự thảo luật để tháo gỡ.

(Ảnh minh họa)

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng. Nếu không sửa Luật Điện lực một cách toàn diện thì sẽ khó hợp tác, thu hút đầu tư. Nhu cầu điện tăng tăng mạnh, nên cần phải sửa đổi Luật Điện lực một cách toàn diện để tháo gỡ khó khăn. Nước ta có nhiều loại hình nguồn điện có tiềm năng lớn, chẳng hạn như năng lượng tái tạo. Nếu không có cơ chế đồng bộ, khả thi sẽ khó làm, bởi không vướng Luật Quy hoạch thì vướng Luật Xây dựng, Luật Đất đai… Do đó, cần thiết kế lại đồng bộ và phải ưu tiên theo Luật Điện lực.

Theo Quy hoạch điện VIII, chỉ còn hơn 5 năm nữa chúng ta phải đạt công suất gấp 2 lần hiện nay. Trong khi đó, để làm một dự án điện than theo quy hoạch cũ cần tới 5 - 6 năm; điện khí cần 7 - 8 năm; điện hạt nhân nếu được thông qua chủ trương cần tới 10 năm. Nếu luật không được thông qua trong năm nay thì sẽ không có cách nào thực hiện yêu cầu của Quy hoạch điện VIII.

Ngoài ra, phải chuyển đổi mạnh về nguồn để đạt Net Zero. Nếu không sửa luật này thì năng lượng tái tạo không thể phát triển, nhà đầu tư sẽ không vào. Đơn cử, muốn phát triển 34.000MW điện khí, thì cứ trên 1.000MW, nhà đầu tư phải bỏ ra 1,5 - 1,6 tỷ USD. Với số tiền lớn như thế, nhà đầu tư cần được biết Nhà nước sẽ bao tiêu cho họ sản lượng điện tối thiểu là bao nhiêu, nếu không sẽ không ai dám đầu tư. Tuy nhiên, luật hiện hành không cho phép quy định bao tiêu sản lượng điện tối thiểu, như vậy sẽ không thể thực hiện được.

Góp ý, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, tại điều 10 quy định về Phạm vi của quy hoạch phát triển điện lực và phương án phát triển nguồn, lưới điện của cấp tỉnh, có nhiều nội dung chưa được quy định rõ, đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra rà soát, quy định cụ thể. Đơn cử như tại Khoản 1, Điều 10 Quy hoạch phát triển điện lực, bao gồm tổng công suất lắp đặt các nguồn điện của hệ thống. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2, Điều 10 thì nguồn điện có quy mô công suất lắp đặt dưới 50 MW và lưới điện đấu nối từ 110 kV trở xuống lại chỉ thuộc Phương án phát triển nguồn, lưới điện cấp tỉnh mà không có trong Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia.

Khoản 3, Điều 10 Luật Điện lực về nguồn điện sử dụng nguồn nhiệt dư từ dây chuyền sản xuất sản phẩm cho nhu cầu tự sử dụng, không bán điện lên hệ thống điện mà có đấu nối vào hệ thống điện quốc gia thì có thuộc phạm vi của Quy hoạch phát triển điện lực hay phương án phát triển nguồn, lưới điện của tỉnh không? Ban soạn thảo cần làm rõ nội dung này, đồng thời rà soát nghiên cứu quy định bảo đảm pháp luật thực hiện công tác quản lý nhà nước.

Theo đại biểu Quốc hội, bổ sung, dự thảo luật cần giải thích rõ nhiều thuật ngữ mới như: carbon thấp, hệ thống điện bền vững, giá bán buôn điện bình quân, giá cố định, giá biến đổi, giá tạm thời, giá chính thức, giá điều tiết, giá điều độ vận hành…; qua đó tạo sự thống nhất về nhận thức. Đối với quy định về an toàn công trình thủy điện (Mục 3, Chương VII dự thảo luật), đối với đập, hồ thủy điện, đề nghị bổ sung quy định giao thẩm quyền cho một chủ thể giải quyết tranh chấp giữa quy trình điều tiết chống hạn, mặn, thủy lợi để bảo đảm an ninh lương thực với quy trình vận hành đập, hồ trong trường hợp phải giữ nước để bảo đảm an ninh năng lượng.

Về giá điện, dự thảo luật cần bổ sung quy định về tính kịp thời trong xây dựng và điều chỉnh giá điện, vì cùng với việc tính đúng, tính đủ với lợi nhuận hợp lý trong giá điện, phải bảo đảm tính kịp thời để hạn chế tác động không tốt trong kinh doanh cho các đơn vị điện lực; bảo đảm cung cấp “tín hiệu” (thông tin) kinh tế kịp thời, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cho cả sản xuất và tiêu thụ điện; đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc rút ngắn thời gian giữa các lần điều chỉnh giá điện phù hợp với thực tiễn… Ban soạn thảo cân nhắc thể chế hóa và quy định rõ trong dự thảo luật về thẩm quyền của Chính phủ trong phát triển điện gió ngoài khơi; cụ thể các cơ chế ưu đãi đặc thù đối với dự án điện gió ngoài khơi cũng như cơ chế khuyến khích, ưu tiên xuất khẩu điện từ nguồn điện này; bảo đảm tỷ lệ nội địa hóa trong sử dụng hàng hóa, dịch vụ theo lộ trình do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Luật Điện lực được ban hành năm 2004 và được sửa đổi, bổ sung một số điều vào các năm 2012, 2018, 2022 và năm 2023. Tuy đã có 4 lần sửa đổi, bổ sung và mỗi lần đã giải quyết được một số khó khăn, vướng mắc, song hiện nay nhiều quy định của Luật Điện lực hiện hành đã bộc lộ những bất cập, vướng mắc, không giải quyết được các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn.

Nghị quyết số 937 ngày 13/12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ ra những bất cập, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực điện lực và đề nghị cần có các quy định, cơ chế tổng thể để giải quyết những bất cập, vướng mắc nêu trên, nhất là trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số, chuyển dịch năng lượng theo xu hướng xanh đang diễn ra mạnh mẽ và là xu thế chủ đạo, tác động rất lớn đến sự phát triển của ngành điện lực nước ta. Mặt khác, thời gian vừa qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn liên quan đến lĩnh vực năng lượng nói chung và điện lực nói riêng; nhiều Luật mới có liên quan cũng đã được sửa đổi, bổ sung.

Theo Bộ Công Thương, việc sửa đổi Luật Điện lực là rất cần thiết, nhằm bảo đảm kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng; đồng thời, khắc phục những vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống luật, góp phần thúc đẩy ngành điện lực phát triển bền vững, hiệu quả, đạt mục tiêu tăng gấp đôi công suất đặt toàn hệ thống vào năm 2030 và thay đổi căn bản cơ cấu các nguồn điện để có thể đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế-xã hội và đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân…/.

 

 

PHAN HUÝNH

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline