Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 17/11/2024 04:11

Tin nóng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước

Hải Hà (Quảng Ninh): 2 đa cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Chủ nhật, 17/11/2024

Lạng Sơn triển khai các biện pháp phòng, trừ bệnh hại cây bạch đàn

Thứ ba, 12/11/2024 12:11

TMO - Trước tình trạng một số diện tích bạch đàn xuất hiện tình trạng bị cháy lá, khô cành, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn đã khẩn trương triển khai kiểm tra, chỉ đạo, đồng thời hướng dẫn bà con nông dân các biện pháp phù hợp nhằm phòng trừ kịp thời sâu bệnh gây hại cho bạch đàn.

Lạng Sơn có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm gần 80% diện tích tự nhiên. Để khai thác lợi thế này, trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp phát triển lâm nghiệp, nhất là trồng rừng gỗ lớn, góp phần đưa tỷ lệ che phủ rừng đến nay đạt 63,8%, đứng thứ tư cả nước.

Nhằm phát huy những lợi thế về đồi rừng, thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn đã định hướng, vận động người dân chuyển từ trồng rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn để nâng cao hiệu quả kinh tế. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất tập trung một số loài cây chủ lực, cây gỗ lớn như: Vùng trồng thông ở các huyện: Lộc Bình, Đình Lập và Cao Lộc, với tổng diện tích 110.000ha; vùng trồng keo, bạch đàn tại các huyện: Chi Lăng, Hữu Lũng... với diện tích hơn 31.200ha...

Sản xuất lâm nghiệp của tỉnh đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Đáng chú ý, người dân đã lựa chọn cây bạch đàn là cây lâm nghiệp chủ lực của mình.

Cây bạch đàn có ưu điểm là lớn nhanh, chỉ trong chu kỳ từ 5 – 6 năm đã được cho khai thác, giá thành cao, đầu ra ổn định. Do đó, những năm qua, người dân trên địa bàn tỉnh đã chú trọng phát triển kinh tế từ cây bạch đàn. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều diện tích trồng bạch đàn xuất hiện hiện tượng cháy lá, khô cành, dẫn đến cây kém phát triển hoặc chết cây. Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) cho biết, tháng 9/2024, qua công tác điều tra, theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển của cây bạch đàn, đơn vị đã phát hiện trên cây bạch đàn có hiện tượng lá xuất hiện các vết đốm nâu, đen lá, cành khô dần từ các cành lá phía dưới lên đến ngọn, rễ cây bạch đàn bị thối, đen.

Tổng diện tích bạch đàn có hiện tượng trên khoảng 85,6 ha tại các xã: Nhất Tiến, Chiến Thắng, Tân Tri, Tân Thành. Trước thực tế đó, chúng tôi đã báo cáo để Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh vào kiểm tra và xác định nguyên nhân. Đồng thời, đơn vị đã cử cán bộ chuyên môn trực tiếp vào các xã tuyên truyền, hướng dẫn các hộ biện pháp phòng trừ bệnh.

Hiện nay, các diện tích nhiễm đang được người dân tích cực phòng trừ bằng biện pháp phun thuốc bảo vệ thực vật; chặt bỏ các cành lá nhiễm bệnh ra khỏi rừng; phát quang rừng... Trước thực trạng trên, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lạng Sơn đã có hướng dẫn chi tiết các biện pháp phòng trừ bệnh cháy lá, khô cành cho cây bạch đàn. Để phòng trừ bệnh hiệu quả, người dân cần thực hiện chăm sóc cây bạch đàn đúng quy trình, hợp lý và thường xuyên kiểm tra rừng để phát hiện sớm bệnh hại.

Khi phát hiện cành lá nhiễm bệnh nặng, người dân cần tiến hành chặt bỏ cành lá và mang ra khỏi rừng. Sử dụng một số hoạt chất có tác động trên nấm hại cây trồng như: Metalaxyl, Mancozeb, Fosetyl-aluminium, Azoxystrobin... để phòng trừ bệnh.

Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ quy tắc 4 đúng, tránh ảnh hưởng đến môi trường dân sinh trong khu vực phun, tránh phun vào những ngày trời mưa sẽ ảnh hướng đến chất lượng phòng trừ. Không chỉ tại huyện Bắc Sơn, người trồng bạch đàn trên địa bàn huyện Hữu Lũng cũng gặp tình trạng tương tự.

Người dân cần chú ý quan sát, theo dõi để kịp thời xử lý các bệnh hại trên cây bạch đàn. (Ảnh minh hoạ). 

Theo chia sẻ của một số người dân thuộc xã Vân Nham, huyện Hữu Lũng, sau khi khai thác xong, các hộ gia đình tiếp tục chăm sóc cây bạch đàn tái sinh từ chồi gốc, tuy nhiên, được 2 năm, cây có hiện tượng xoăn lá, chết lá và héo khô cành, cây phát triển kém, thậm chí bị chết. Tương tự người dân tại hai huyện trên, một số diện tích bạch đàn tại các huyện khác như: Lộc Bình, Cao Lộc, Chi Lăng cũng xuất hiện hiện tượng cháy lá, khô cành.

Theo kết quả điều tra dịch hại cây trồng của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho thấy, tình trạng cháy lá, khô cành ở cây bạch đàn bắt đầu xuất hiện từ tháng 5/2024 đến nay với tổng diện tích nhiễm trên 809 ha. Trong đó, diện tích nhiễm nhẹ 1 ha, diện tích nhiễm trung bình trên 660 ha, diện tích nhiễm nặng 147 ha.Ngay khi phát hiện, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã phối hợp với trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Kết quả, cây bạch đàn có hiện tượng cháy lá, khô cành là do nấm Cryptosporiopis eucalypti Sankaran & B.Sutton gây ra. Nấm bệnh này phát sinh, phát triển gây hại mạnh trong những tháng có lượng mưa cao, độ ẩm trong rừng bạch đàn lớn. Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, sau khi phát hiện bệnh, chi cục đã có hướng dẫn biện pháp phòng trừ bệnh cháy lá, khô cành gửi trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện.

Cùng đó đề nghị các trung tâm mở rộng tuyến điều tra, chủ động theo dõi, nắm chắc diễn biến phát sinh, phát triển của bệnh trên rừng bạch đàn; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến cáo người dân thường xuyên thăm rừng, chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Nhờ đó, đến nay, bệnh gây hại trên cây bạch đàn đã giảm, người dân đã thực hiện các biện pháp phòng trừ được trên 465 ha.

Các diện tích còn lại, người dân đang tiếp tục khẩn trương phòng trừ, một số diện tích nhiễm nặng, người dân đã chủ động chặt bỏ, xử lý thực bì và chuyển sang trồng các loại cây khác.

Thời gian tới, bên cạnh những giải pháp của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra, các xã cũng như người dân địa phương cần chủ động, tăng cường phối hợp với cơ quan chuyên môn để rà soát các diện tích bị nhiễm bệnh, kịp thời có giải pháp xử lý. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân thực hiện cải tạo đất, thường xuyên giám sát, theo dõi các hiện tượng trên cây bạch đàn, ngay khi có dấu hiệu nhiễm bệnh cần khắc phục ngay để tránh/hạn chế lây lan trên diện tích rộng…/.

 

 

Bích Hường

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline