Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 15:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Lai Châu: Phát huy tiềm năng, lợi thế thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP

Thứ năm, 11/01/2024 21:01

TMO - Sau 05 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP) đã góp phần làm thay đổi vùng nông thôn tỉnh Lai Châu. Với việc phát huy tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, cộng với những chính sách, chương trình, đề án về phát triển kinh tế xã hội được tỉnh Lai Châu, các huyện tổ chức thực hiện đã và đang phát huy hiệu quả góp phần vào thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP, nâng cao giá trị hàng hóa làm tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần ở nông thôn.

Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP và sản phẩm nông sản tiêu biểu của các địa phương tại Quảng trường Nhân dân tỉnh Lai Châu - Ảnh: IT.

Lai Châu là một tỉnh miền núi, biên giới, có tổng diện tích trên 9.000 km2, với diện tích đất nông nghiệp chiếm 58%, dân số chủ yếu là đồng bào DTTS. Những năm qua, Lai Châu luôn xác định nông nghiệp là lĩnh vực trọng điểm và tập trung tuyên truyền, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp. 

Thời gian qua, tỉnh Lai Châu đã và đang chú trọng xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển bền vững.

Sau 05 triển khai thực hiện Chương trình OCOP theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 836/QĐ-UBND ngày 31/7/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu. Tính đến tháng 8/2023, theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), toàn tỉnh Lai Châu đã tổ chức đánh giá, phân hạng và chứng nhận được 171 sản phẩm đạt hạng từ 3 sao đến 4 sao và tiềm năng 4 sao của 74 chủ thể (trong đó có 2 sản phẩm 4 sao, 6 sản phẩm đạt tiềm năng 4 sao đang hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền đánh giá phân hạng, 163 sản phẩm 3 sao).

Sản phẩm OCOP 3 của Công ty Cổ phần Truyền thông và Thương mại dịch vụ Tây Bắc TV - Ảnh: IT.

Đến hết tháng 9/2023, tỉnh Lai Châu đã hỗ trợ gần 5 tỷ  đồng cho 111 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP của 62 chủ thể thực hiện hoàn thiện hồ sơ sản phẩm, thiết kế, in mẫu mã bao bì sản phẩm, thưởng đạt sao OCOP, xây dựng điểm bán sản phẩm OCOP; tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình OCOP cho 71 tập thể, cá nhân; hỗ trợ gần 700 triệu đồng cho các chủ thể tham gia giới thiệu, quảng bá, kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các hội nghị, hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ cho các chủ thể thực hiện đăng ký, xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc (mã số mã vạch, mã Qrcod …), đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế nhãn hiệu, bao bì, in ấn tem nhãn sản phẩm.

Các sản phẩm sau khi được chứng nhận và các sản phẩm tiềm năng được các cấp, các ngành và địa phương tiếp tục quan tâm tuyên truyền, hướng dẫn hoàn thiện các tiêu chí của Chương trình; hỗ trợ thúc đẩy công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; hỗ trợ xây dựng các chứng nhận quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng nhà kho, nhà xưởng, trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, bảo hộ nhãn hiệu, xây dựng mã số, mã vạch, tem truy xuất nguồn gốc điện tử (Qrcod)…

Tuy là huyện nghèo của tỉnh Lai Châu, nhưng Sìn Hồ được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế như vùng nguyên liệu dược liệu, diện tích rừng lớn trên 664.000ha để khai thác, xây dựng những sản phẩm đặc trưng riêng có. Thực hiện Chương trình OCOP, hàng năm UBND huyện Sìn Hồ xây dựng kế hoạch và ban hành các văn bản chỉ đạo, tuyên truyền khuyến khích nhân dân, các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác tham gia. Hướng dẫn các chủ thể kinh tế lựa chọn và đăng ký danh mục sản phẩm phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương.

Đến nay, huyện Sìn Hồ phát triển được 22 sản phầm OCOP 3 sao thuộc nhóm thực phẩm, nhóm trà của 8 chủ thể (3 doanh nghiệp, 3 HTX và 2 hộ kinh doanh). Trong đó, có các sản phẩm đặc trưng như: Mật ong Sìn Hồ, các loại cao chế biến từ cây atiso (cao lá, cao củ, cao hoa), cao đương quy Sìn Hồ, chè dây Sìn Hồ, đông trùng hạ thảo cao nguyên Sìn Hồ, đỗ trọng khô Sìn Hồ… Hiện nay, huyện Sìn Hồ có 600ha cây dược liệu, 4.300 đàn ong. 

Khai thác lợi thế cùng sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, huyện Sìn Hồ đã xây dựng được 13 sản phẩm OCOP 3 sao - Ảnh: IT.

HTX Mý Dao là một trong những đơn vị tiên phong tại huyện Sìn Hồ tham gia OCOP từ năm 2020 với 3 sản phẩm là dấm táo mèo Mý Dao, phong tê thấp gia truyền Mý Dao và táo mèo khô Mý Dao được công nhận OCOP 3 sao của tỉnh. Từ đó đến nay, HTX phát triển thêm 3 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao của tỉnh gồm chè bông mã đề Mý Dao, đương quy tươi Sìn Hồ và đương quy khô Sìn Hồ. Vừa qua, 2 sản phẩm dấm táo mèo và táo mèo khô đánh giá lại, đạt theo các tiêu chí của sản phẩm OCOP 3 sao. 

Được biết, trung bình một năm, HTX Mý Dao xuất bán 2 tấn táo mèo khô, 3.000 lít dấm táo mèo, 15 tấn đương quy tươi, 15 tấn đương quy khô, 1 tấn chè bông mã đề cho các Công ty Dược ở Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc; các khách lẻ trong và ngoài tỉnh thông qua các kênh bán hàng như: Facebook, Zalo, hệ thống sản giao dịch thương mại điện tử Postmax, điểm giới thiệu sản phẩm OCOP. Lợi nhuận thu về 400 – 500 triệu đồng/năm. 

Còn tại huyện Than Uyên, tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, Hợp tác xã Nông nghiệp Mường Mít ở bản Khoang, xã Mường Mít đã chú trọng đầu tư, phát triển nghề nuôi ong lấy mật. 

Hợp tác xã được thành lập từ đầu năm 2022 với 9 thành viên. Ngay sau khi thành lập, hợp tác xã đã ứng dụng khoa học công nghệ đầu tư xây dựng nhà xưởng kiên cố và sử dụng máy hạ thủy phân nhằm lọc sạch cặn bẩn, nhộng, sáp ong và tách nước, đảm bảo thu được sản phẩm mật ong nguyên chất. 

Đây cũng là cơ sở đầu tiên trên địa bàn tỉnh Lai Châu ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại sản xuất mật ong, nhằm đảm bảo sản phẩm mật ong cung cấp ra thị trường đạt tiêu chuẩn 3 không (không chất bảo quản, không phụ gia, không hương liệu), có thể lưu trữ, bảo quản lâu dài.

Sản phẩm mật ong của Hợp tác xã Nông nghiệp Mường Mít ở bản Khoang, xã Mường Mít, huyện Than Uyên - Ảnh: IT.

Chỉ trong năm đầu tiên hoạt động (năm 2022), HTX Nông nghiệp Mường Mít đã đưa ra thị trường hơn 2.000 lít mật, bán với giá 150 nghìn đồng/lọ 350ml, tạo thu nhập ổn định cho các hộ gia đình liên kết từ 50 - 60 triệu đồng/hộ/năm. Sản phẩm mật ong Thanh Xuân đã được UBND tỉnh Lai Châu công nhận sản phẩm OCOP 3 sao tháng 11/2022.

Thực tế cho thấy, để sản phẩm OCOP tồn tại và phát triển cần phải đảm bảo các yếu tố: Chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm; phát triển các điểm bán hàng và quảng bá, liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP, tạo hệ thống phân phối hiệu quả, giá cả cạnh tranh đối với các sản phẩm tương đồng trên thị trường, bên cạnh đó, yếu tố thương hiệu, chỉ dẫn địa lý tạo ra sản phẩm đặc trưng, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh là then chốt.

Việc xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài, nhằm tạo lòng tin cho khách hàng và định vị trên thị trường. Khi đã có một thương hiệu đủ lớn mạnh, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh, phát triển, mở rộng kinh doanh vượt bật so với các đối thủ. 

Để giúp cho các chủ thể duy trì và phát triển thương hiệu, các cấp, các ngành các địa phương tỉnh Lai Châu cần làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của Nhân dân về vai trò, tầm quan trọng trong việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm OCOP, chất lượng hàng hóa sản phẩm OCOP là chìa khóa trong việc xây dựng thương hiệu, coi thương hiệu là niềm tự hào, tự tôn của quê hương.

Tổ chức các hoạt động tập huấn kiến thức, kỹ năng về xây dựng, quản trị và phát triển nhãn hiệu, bao bì sản phẩm nhằm giúp các chủ thể OCOP chủ động trong việc nâng cao chất lượng, cải tiến nhãn hiệu, bao bì để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, định hướng xuất khẩu và mở rộng thị trường.

Đẩy mạnh hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, nhất là sản phẩm đặc sản, chủ lực của địa phương nhằm tạo lập, bảo tồn và nâng cao giá trị, sức cạnh tranh trên thị trường; chú trọng phát triển sản phẩm OCOP song song với xây dựng nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp áp dụng hệ thống tiêu chuẩn VietGAP, HACCP, ISO. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho sản phẩm OCOP; hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh ưu tiên sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, lao động và các yếu tố đầu vào là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của địa phương...

 

 

Thiên Trường

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline