Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 29/09/2024 00:09

Tin nóng

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 29/09/2024

Kon Tum khai thác hiệu quả gắn với bảo vệ tài nguyên nước

Thứ ba, 24/09/2024 14:09

TMO - Tỉnh Kon Tum đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. Qua đó, thực hiện hiệu quả nguyên tắc bảo vệ gắn với khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên này. 

Trên địa bàn tỉnh Kon Tum tài nguyên nước mặt và nước ngầm tương đối phong phú nhờ sự phân bố hệ thống sông suối, địa hình, khí hậu đặc trưng của vùng. Chỉ tính riêng hệ thống sông Sê San, tổng lượng dòng chảy hàng năm đã lên tới 10 - 11 tỷ m3, cùng một mạng lưới suối, khe nhỏ dày đặc và phân bố tương đối đồng đều, tạo nên nhiều thác ghềnh. 

Tuy nhiên, những năm trở lại đây tình trạng suy kiệt nguồn nước diễn ra tại nhiều địa phương. Lượng nước ở các ao, hồ, sông, suối giảm mạnh. Để khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn nước phục vụ sản xuất, đời sống của người dân trên địa bàn và khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý, tỉnh đã thực hiện giải pháp bảo vệ nguồn nước cấp cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh nước sạch. 

Theo Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu nước trên toàn tỉnh đến năm 2030 là 131,6 triệu m3 ; đến năm 2050 là 334,3 triệu m3. Qua kết quả tính toán nhu cầu nước của tỉnh tăng liên tục trong các thời kỳ quy hoạch, trong đó: cấp nước sinh hoạt sử dụng nhiều nhất với 80,3 triệu m3 vào năm 2030 và 159,4 triệu m3 vào năm 2050. 

Đến năm 2030, vùng phía Nam tỉnh (vùng Thung lũng thấp gồm TP.Kon Tum, huyện Sa thầy, Ia H’Drai, Đăk Hà, Đăk Tô) có nhu cầu sử dụng nước cao nhất với 98,0 triệu m3 vào năm 2030 và 218,9 triệu m3 vào năm 2050 sau đó là Vùng phía Bắc tỉnh (Vùng núi cao gồm huyện Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Ngọc Hồi) với 23,1 triệu m3 vào năm 2030 và 66,0 triệu m3 vào năm 2050 nhỏ nhất là Vùng phía Đông của tỉnh (vùng cao nguyên, các huyện Kon Plông và Huyện Kon Rẫy) có 10,4 triệu m3 vào năm 2030 và 49,4 triệu m3 vào năm 2050. 

Việc khai thác hợp lý gắn với bảo vệ tài nguyên nước tạo điều kiện để địa phương này đảm bảo được nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt. 

Trước nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngày càng gia tăng, tỉnh Kon Tum chú trọng xây dựng phương án phân bổ tài nguyên nước, đảm bảo điều tiết nguồn nước ổn định. Thực tế nước phục vụ cho sinh hoạt của con người là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống do đó, nước cấp cho sinh hoạt luôn được ưu tiên hàng đầu trong mọi tình huống. Theo đó, thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước cho các đối tượng sử dụng nước trong kỳ quy hoạch được sắp xếp từ cao đến thấp cụ thể như sau: Sinh hoạt (kể cả du lịch và dịch vụ); Sản xuất nông nghiệp; Nuôi trồng thủy sản; Sản xuất điện; Sản xuất công nghiệp; Môi trường.

UBND tỉnh đã phê duyệt phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước các công trình đã cấp giấy phép khai thác, sử dụng phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh phê duyệt Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh 

Theo đó, các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố đã triển khai thực hiện; tăng cường công tác quản lý nhà nước theo thẩm quyền, kiểm tra, giám sát các hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, nhà máy chế biến, đặc biệt là các cơ sở sản xuất chế biến mủ cao su, chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh. Sở TN&MT triển khai thực hiện các bước công việc tiếp theo; tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt Danh mục nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia (nước mặt) và xây dựng, ban hành Danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh.

UBND tỉnh cũng đã phê duyệt Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp trên địa bàn tỉnh. Theo đó, toàn tỉnh có 197 hồ, ao thuộc Danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp. UBND tỉnh giao Sở TN&MT công bố Danh mục đã được phê duyệt; hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trên địa bàn thực hiện, và thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những sai phạm theo quy định của pháp luật.

 UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu Sở TN&MT Kon Tum chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan thực hiện điều tra, xác định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định; điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000 đến 1:25.000 đối với nguồn nước nội tỉnh ở những vùng, khu vực nước dưới đất có tiềm năng lớn, là đối tượng khai thác chủ yếu để cấp nước cho sinh hoạt, các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, các đô thị, khu dân cư tập trung, khu vực khan hiếm nước, thiếu nước sinh hoạt, xã đặc biệt khó khăn và khó khăn.

Kon Tum đặc biệt chú trọng đến công tác kiểm soát các nguồn thải tác động tới tài nguyên nước trên địa bàn. 

Cùng với các giải pháp trên, địa phương này đặc biệt chú trọng đến công tác kiểm soát các nguồn thải tác động tới tài nguyên nước trên địa bàn. Trong đó, đối với công tác thu gom xử lý nước thải, tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu 90% nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý bảo đảm quy chuẩn cho phép; Đối với nước thải công nghiệp: 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng mới và 90% cơ sở sản xuất cũ xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; 90% khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn cho phép; Nước thải chăn nuôi, thủy sản được thu gom, xử lý 80% bảo đảm quy chuẩn cho phép.

Đối với nước thải và rác sinh hoạt: Triển khai chương trình 3R (Giảm - Tái chế - Tái sử dụng rác) phân loại rác thải thành các loại rác tái chế được, không tái chế được và rác hữu cơ; Lựa chọn phương án xử lý phù hợp với công nghệ xử lý hiện đại thích hợp; Từng bước di chuyển các nhà dân nằm trong hành lang bảo vệ công trình thủy lợi tránh đổ rác thải hoặc xây dựng các công trình vệ sinh trên bờ kênh mương,...

Đối với nước thải nông nghiệp: Nâng cao nhận thức của nông dân trong kỹ thuật bón phân hóa học, khuyến khích sử dụng các loại phân bón vi sinh thay cho các loại phân bón hóa học thông thường; Thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn về cách sử dụng phân bón, cách tưới, tiêu và chăm sóc cây trồng cho nông dân; Hạn chế chăn thả gia súc tự do và khuyến khích, trang bị phương tiện thu gom phân khi chăn thả gia súc tự do;

Cấm sử dụng phân tươi bón ruộng, khuyến khích xử lý chất thải sinh hoạt và chăn nuôi bằng việc xây dựng các bể Biogas; Hạn chế xử dụng nước thải cho tưới ruộng hoặc phải có biện pháp xử lý phù hợp. Đối với nước thải công nghiệp: Các nhà máy có nghĩa vụ xử lý nước thải đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường; Khuyến khích các cơ sở sản xuất từng bước đổi mới máy móc, đưa vào các công nghệ tiên tiến dùng ít nước; Bắt buộc các dự án khi trình phê duyệt phải thực hiện xong hạng mục đánh giá tác động của việc phát triển dự án đến môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. 

Đối với nước thải các Khu, cụm công nghiệp: Thiết kế và xây dựng hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải hợp lý đảm bảo sử dụng tiết kiệm và tăng cường khả năng tái sử dụng nước; thu gom và xử lý toàn bộ nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn trong quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng và giai đoạn hoạt động của cụm công nghiệp đảm bảo 100% các KCN đi vào hoạt động có các công trình xử lý nước thải và diện tích cây xanh hợp lý; các KCN và các cơ có lưu lượng xả nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên thực hiện giám sát, quan trắc tự động nước thải đầu ra theo quy định. 

Đối với nước thải y tế: Các cơ sở y tế cần được xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn trước khi thải vào mạng lưới tiêu thoát chung. Đối với nước thải khác: các cơ sở phát sinh nước thải có trách nhiệm và nghĩa vụ xử lý đạt quy chuẩn tương ứng trước khi xả vào nguồn nước....

Tỉnh Kon Tum đang triển khai Kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước đối với nguồn nước nội tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thông qua điều tra tài nguyên nước, Kon Tum sẽ tìm kiếm, phát hiện nguồn nước dưới đất, điều tra, đánh giá, thống kê, kiểm kê tài nguyên nước, quan trắc giám sát tài nguyên nước, phục vụ khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh trên các lưu vực sông. 

Kế hoạch điều tra tài nguyên nước tỉnh Kon Tum chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 2021-2025, Kon Tum sẽ xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát tự động trực tuyến các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước; điều tra, khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước;

Xây dựng và tổ chức thực hiện tổng kiểm kê tài nguyên nước tỉnh Kon Tum giai đoạn đến năm 2025; đánh giá diễn biến tài nguyên nước mặt; thực hiện việc công bố dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu tất cả các hồ chứa thủy điện, thủy lợi. Đánh giá, xác định, cập nhật định kỳ các đặc trưng cơ bản, lập bản đồ đặc trưng tài nguyên nước mặt; đánh giá diễn biến tài nguyên nước mặt theo từng giai đoạn trên các nguồn nước nội tỉnh; điều tra, thống kê tổng lượng nước trữ được vào cuối mùa lũ đầu mùa cạn hằng năm của các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum, ưu tiên đối với các hồ có dung tích từ 3,0 triệu m3 trở lên; tổng hợp, đánh giá diễn biến lượng trữ nước của các hồ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Giai đoạn 2026-2030, Kon Tum sẽ xây dựng mực nước tương ứng cấp báo động lũ trên các sông, suối chính; điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:50.000 đến 1:25.000; công bố dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu tất cả các hồ chứa thủy điện, thủy lợi; đánh giá, xác định, cập nhật định kỳ các đặc trưng cơ bản, lập bản đồ đặc trưng tài nguyên nước mặt;

Đánh giá diễn biến tài nguyên nước mặt giai đoạn 10 năm; tổ chức trám lấp các giếng, điểm khai thác nước dưới đất thuộc danh mục cấm, hạn chế khai thác; triển khai tìm kiếm nguồn nước thay thế để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt, sản xuất cho cộng đồng tại khu vực bị hạn chế khai thác nước dưới đất. Thực hiện việc công bố dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu tất cả các hồ chứa thủy điện, thủy lợi có quy mô khai thác, sử dụng nước thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định; điều tra, đánh giá, tính toán, xác định và công bố dòng chảy tối thiểu ở các sông, suối nội tỉnh.

 

 

Minh Hà 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline