Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 21:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Kiểm soát, xử lý và loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm môi trường

Thứ tư, 21/06/2023 08:06

TMO - Ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng xác định, sự phát triển công nghiệp, thương mại sẽ làm gia tăng khối lượng chất thải; nếu không có kế hoạch quản lý, phòng ngừa, kiểm soát sẽ gây tác động xấu đến môi trường và các hệ sinh thái.

UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 1099/ QĐ -UBND về “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021 - 2030, trong đó có giao cho Sở Công Thương các nhiệm vụ: “Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành, địa phương thực hiện các đề án, dự án liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp, thương mại, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố; triển khai hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thay đổi các thiết bị lạc hậu tốn nhiều năng lượng và phát sinh nhiều khí thải để đầu tư các dây chuyền, máy móc hiện đại hơn; chủ trì, phối hợp kiểm soát các dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường theo Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 27/11/2015 về tăng cường kiểm soát dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường”.

Bảo vệ môi trường của ngành Công Thương đang đặt ra nhiều vấn đề lớn như: việc đánh giá hiện trạng môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua như thế nào; dự báo về ô nhiễm môi trường ngành Công Thương và cơ sở đề xuất các chương trình, dự án, nhiệm vụ và giải pháp triển khai công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Việc triển khai xây dựng Đề án “Bảo vệ môi trường ngành Công Thương Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 -2025 và định hướng đến năm 2030” là rất cần thiết.

Việc xây dựng Đề án nhằm đánh giá hiện trạng môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua; dự báo mức độ ô nhiễm môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng; từ đó xác định các quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường, đề xuất các chương trình, dự án, nhiệm vụ và giải pháp triển khai công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực góp phần phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Công Thương, tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng. 

Thành phố Đà Nẵng hiện có 01 khu công nghệ cao (KCNC) với diện tích 1.128,40 ha và 06 khu công nghiệp (KCN) tập trung với tổng diện tích 1.066,52 ha. Theo số liệu thống kê lượng chất thải rắn (CTR) công nghiệp phát sinh trong giai đoạn 2016 - 2020 tăng từ 6.331 tấn lên 16.799 tấn. Đà Nẵng hiện có khoảng trên 5.000 cơ sở sản xuất đang hoạt động trong khu dân cư, đặc biệt trong nội thành. Tập trung ở các loại hình sản xuất, như: gia công cơ khí gò hàn, gỗ, sơ chế thủy sản, dệt may... chất ô nhiễm chủ yếu là bụi, tiếng ồn, mùi hôi gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Ngành Công Thương thành phố tăng cường kiểm soát công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp. 

Thành phố hiện có 08 kho chứa xăng dầu tổng sức chứa là 164.590 m3; 06 kho chứa khí LPG và trạm chiết nạp khí LPG với tổng sức chứa 3.935 tấn; 105 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và 393 cửa hàng kinh doanh khí LPG được phân bố trên các trục giao thông và các khu dân cư, phục vụ nhu cầu đi lại cũng như tiêu dùng của người dân. Trong quá trình hoạt động của các cửa hàng cung ứng xăng dầu, ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu do các nguyên nhân như sau: hơi xăng dầu phát sinh từ quá trình xuất - nhập kho, tồn trữ, vận chuyển xăng dầu; khí thải từ máy phát điện dự phòng; nước thải sinh hoạt và sản xuất phát sinh từ cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Thành phần chủ yếu của loại nước thải này là chất tẩy rửa, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng.

Thương mại - dịch vụ là ngành ít gây ô nhiễm môi trường so với hoạt động sản xuất công nghiệp. Các nguồn thải sinh ra trong quá trình hoạt động chủ yếu ở quy mô nhỏ và mang tính cục bộ. Chất thải rắn phát sinh chiếm phần lớn các nguồn thải phát sinh từ hoạt động thương mại, chủ yếu là chất thải sinh hoạt như bao bì, giấy carton, rau củ, nông sản bỏ,... chất thải nguy hại là các loại bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau, pin, acquy, mực in... 

Ngành năng lượng thành phố Đà Nẵng chủ yếu là phát triển các hệ thống truyền tải điện năng và phân phối xăng, dầu, gas, khí thiên nhiên. Quá trình truyền tải phát sinh lượng khí nhà kính của lưới điện tại Đà Nẵng, trong năm 2021 ước tính lượng phát thải khí CO2 là 524 tấn. Có thể thấy, cùng với xu hướng phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng, sẽ kéo theo lượng phát thải vào môi trường tăng lên, gây sức ép lên khả năng chịu tải của môi trường.

Thành phố Đà Nẵng có tiềm năng lớn để phát triển điện năng lượng mặt trời mái nhà. Đà Nẵng nằm trong khu vực có số giờ nắng cao nhất nước, từ 1.900 đến 2.700 giờ/năm, trong đó số giờ nắng trung bình trong 20 năm của Đà Nẵng là 2.182 giờ/năm. Nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển điện mặt trời lắp mái, UBND thành phố đã ban hành Đề án “Phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”. Trong đó ưu tiên phát triển điện mặt trời áp mái tại các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, mái nhà xưởng,... hướng đến mục tiêu giai đoạn 2020 - 2025 lắp đặt điện mặt trời áp mái trên 80 - 90% trụ sở công tại thành phố Đà Nẵng.

Ngành Công Thương thành phố hướng đến mục tiêu phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện môi trường, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp hoạt động thuộc ngành Công Thương và tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Ngăn chặn, kiểm soát các nguồn chất thải gây ô nhiễm và phòng ngừa các sự cố môi trường; giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp, thương mại; áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp, chú ý phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố. 

Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thay đổi các thiết bị lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường; khuyến khích đầu tư, đổi mới các dây chuyền, máy móc hiện đại hơn; kiểm soát các dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường; nâng cao tỷ trọng tái chế, tái sử dụng các loại phế liệu, sản phẩm phụ và chất thải hướng tới xây dựng, phát triển ngành kinh tế tuần hoàn và đảm bảo mục tiêu phát triển. 

Từng bước thay thế các thiết bị lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Phân loại thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố; áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, sản xuất cacbon thấp, kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp. Từng bước giảm thiểu rác thải nhựa, túi ni lông dùng 1 lần, đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ.

Cụ thể: Đến năm 2025, 100% các doanh nghiệp ngành Công Thương được tập huấn và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường.  Tỷ lệ khí nhà kính phát thải từ năng lượng điện, năng lượng mới và tái tạo giảm từ 1 - 2 %/năm. 100% chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy công nghiệp được tái chế, tái sử dụng và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Đảm bảo 90% các chợ trên địa bàn thực hiện phân loại và thu gom chất thải rắn; Từng bước đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải các chợ hạng I, hạng II trước khi thải ra môi trường... 

Đến năm 2030: Tỷ lệ khí nhà kính phát thải từ năng lượng điện, năng lượng mới và tái tạo giảm 7 %/năm. 100% nguồn thải trong các lĩnh vực công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được đánh giá, kiểm kê. 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường. 100% các trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ có sử dụng bao bì thân thiện môi trường, thay thế cho túi nilon dùng 1 lần khó phân hủy và được nghiên cứu, khảo sát lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà...

Quầy sinh thái đổi rác thải nhựa được triển khai thí điểm tại chợ trên địa bàn thành phố. 

Thời gian tới, ngành Công Thương thành phố chủ động phòng ngừa, kiểm soát, xử lý và loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Đối với nhóm ngành công nghiệp: Đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất, nguồn phát thải, rủi ro, sự cố môi trường của một số loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; rà soát, đánh giá môi trường tổng hợp đối với một số khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao như: cụm công nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ... để xây dựng chính sách quản lý, kiểm soát phù hợp.

Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh đầu tư đổi mới công nghệ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư không gây ô nhiễm môi trường. Từng bước sử dụng công nghệ sạch trong các ngành công nghiệp; đảm bảo cân bằng hệ sinh thái; nâng cấp phát triển hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải trong sản xuất công nghiệp. Đối với các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN/KCNC có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao khuyến khích chủ đầu tư thay đổi ngành nghề sản xuất hoặc đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cấp, cải tạo các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở đảm bảo khí thải, nước thải thoát ra môi trường phải đạt quy chuẩn cho phép.

Đối với nhóm thương mại - dịch vụ: Tăng cường hoạt động phân loại rác tại nguồn; nghiên cứu và đề xuất công nghệ về vật liệu thay thế túi nilon dùng 1 lần như nhựa phân hủy sinh học; nghiên cứu đề xuất các quy định về mức phạt đối với việc sử dụng nhựa dùng một lần trong các lĩnh vực thương mại. Xây dựng và triển khai thí điểm mô hình giảm thiểu rác thải nhựa, sử dụng túi nilon thân thiện với môi trường, thay thế túi nilon khó phân hủy tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ; thực hiện đánh giá vòng đời và áp dụng thí điểm mô hình thu gom, tái chế, tái sử dụng đối với một số sản phẩm bao bì có nguồn gốc từ nhựa...

Đối với nhóm ngành công nghiệp năng lượng: Phát triển nhanh và bền vững lĩnh vực điện lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó: phát triển hợp lý và đa dạng hóa các loại hình năng lượng, ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng hiện có, năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch, phù hợp với tình hình thực tế của thành phố.

 Ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng sạch (điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối), không phát triển các nguồn điện có thể gây ô nhiễm (nhiệt điện), xem xét cơ chế cho phép phát triển các nhà máy điện tại chỗ, tự cung cấp trong khu công nghệ cao, các khu, cụm công nghiệp.  Từng bước hoàn thiện hệ thống năng lượng thông minh, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số trong quản lý, giám sát quá trình phát, truyền tải, phân phối, tiêu thụ năng lượng. Phát triển dữ liệu lưới điện thành phố trên nền thông tin địa lý (GIS), xây dựng và chuyển đổi các trạm biến áp truyền tải không người trực.

Đối với nhóm ngành xăng dầu, khí đốt: Chủ đầu tư xây dựng các dự án về dầu khí có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận trong thủ tục môi trường (nếu có) và các quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo vấn đề về môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. Thực hiện đúng quy định về đánh giá rủi ro và kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố cháy nổ, rò rỉ hệ thống kho, vỡ, bục đường ống xăng dầu, khí đốt. Có cơ chế kiểm tra, giám sát, quản lý tốt công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trong khu vực khi vận hành các kho dự trữ, đường ống xăng dầu, khí đốt.

Đối với hoạt động của các làng nghề: Phát triển làng nghề gắn với quy mô, cơ cấu sản phẩm, trình độ công nghệ phù hợp, trên cơ sở khai thác lợi thế về sinh thái, bảo vệ môi trường, gắn hoạt động kinh tế của làng nghề với hoạt động dịch vụ, du lịch và bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống. Di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm cao, gần khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp tập trung có hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu. Tổ chức khảo sát, kiểm kê các nguồn thải tại các hộ nghề, làng nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 

 

 

Thu Trang 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline