Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 09:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm môi trường làng nghề

Thứ ba, 06/02/2024 07:02

TMO - Theo đánh giá của UBND tỉnh Nam Định, hiện nay hoạt động sản xuất tại các làng nghề đang gây ra những ảnh hưởng tới chất lượng môi trường. Vì vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sẽ góp phần tạo điều kiện để hoạt động này phát triển bền vững.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 142 làng nghề, trong đó có 17 làng nghề truyền thống đang hoạt động với tổng số khoảng 16 nghìn hộ làm nghề. Tiêu biểu như các làng nghề: đúc đồng Tống Xá, chạm khắc gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng (Ý Yên); mây tre đan Vĩnh Hào (Vụ Bản); cây cảnh Vị Khê, múa rối nước Bàn Thạch, làm khăn xếp Giáp Nhất (Nam Trực); ươm tơ Cổ Chất, dệt vải Cự Trữ (Trực Ninh); làm muối Văn Lý, làm kèn đồng Phạm Pháo (Hải Hậu); nước nắm Sa Châu, muối Bạch Long (Giao Thủy)…

Tuy nhiên, hầu hết các hộ sản xuất tại làng nghề thường nằm lẫn trong khu dân cư, quy mô sản xuất nhỏ, diện tích chật hẹp, hoạt động không thường xuyên, có tính chất thời vụ nên chưa thực sự chủ động đầu tư kinh phí cho xử lý môi trường, ý thức trách nhiệm về BVMT còn hạn chế. Ngoài ra, việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu về BVMT vẫn chưa được chú trọng. Theo đánh giá của ngành chức năng, tại các làng nghề tái chế nhôm trên địa bàn huyện Nam Trực, hằng ngày hoạt động sản xuất thải ra môi trường  4-5 tấn chất thải rắn nguy hại và hàng trăm mét khối nước thải chứa hóa chất tẩy rửa và cặn thải từ khâu tẩy rửa sản phẩm (gồm axit, xút, crom và một số hóa chất chuyên dụng khác) chưa qua xử lý. Cùng với đó là ô nhiễm nguồn nước, khói bụi, khí thải bốc lên từ các lò nấu nhôm. 

Tại các làng nghề sơn mài, mây tre đan xuất khẩu trên địa bàn huyện Ý Yên, đa số ác hộ dân tại đây đều sản xuất thủ công, nhận khoán sản phẩm gia công cho các doanh nghiệp nên ý thức bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. Riêng sản xuất sơn mài, nứa chắp, hàng ngày làng nghề tiêu thụ khoảng 100 tấn nứa. Người dân thường ngâm tre nứa tại các con sông, kênh mương khiến môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Những năm qua, địa phương khuyến khích người dân tự đào hố để ngâm nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, chưa giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm.

Ngoài ra, đối với các làng nghề hế biến nông sản, thực phẩm như làng nghề làm bún phở Phong Lộc, xã Nam Phong (thành phố Nam Định), làng nghề nước mắm Sa Châu, xã Giao Châu (Giao Thủy)... do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong bã thải sản xuất làm phát sinh mùi thối, khó chịu và gây ô nhiễm mùi cả một khu vực rộng vào một số thời điểm nhất định. Hầu hết các hộ sản xuất trong làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiết bị, công nghệ sản xuất lạc hậu, hoạt động không liên tục, sản xuất theo thời vụ; ý thức, nhận thức bảo vệ môi trường của các hộ sản xuất còn hạn chế. Hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề phát triển tự phát, manh mún, quy mô sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, hoạt động không liên tục, sản xuất theo thời vụ; vẫn còn hiện tượng thành lập mới các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao thuộc danh mục ngành nghề không được khuyến khích phát triển tại làng nghề.

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sẽ góp phần tạo điều kiện để hoạt động này phát triển bền vững.

Nhằm kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm môi trường làng nghề trong hoạt động sản xuất tại các địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định đã có những hướng dẫn chi tiết về tăng cường công tác bảo vệ môi trường (BVMT) làng nghề, trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các yêu cầu chung về BVMT làng nghề gồm: phải có phương án BVMT, có tổ chức tự quản về BVMT và hạ tầng BVMT. Nội dung của phương án BVMT gồm: thông tin chung; loại hình, quy mô sản xuất; tình trạng phát sinh khí thải, nước thải, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; các công trình BVMT của làng nghề…

Hạ tầng BVMT của làng nghề bao gồm: hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề; Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung (nếu có) bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về BVMT; Điểm tập kết chất thải rắn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về BVMT; khu xử lý chất thải rắn (nếu có) bảo đảm quy định về quản lý chất thải rắn hoặc có phương án vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý chất thải rắn nằm ngoài địa bàn…

Yêu cầu đối với cơ sở, hộ gia đình sản xuất trong làng nghề: Xây dựng và thực hiện biện pháp BVMT theo quy định của pháp luật; thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bụi, bức xạ nhiệt, khí thải, nước thải và xử lý ô nhiễm tại chỗ; thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý chất thải rắn theo quy định của pháp luật; Thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật về BVMT…

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở: Công Thương, Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp, công bố danh sách tất cả các làng nghề, phối hợp điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm làng nghề; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm vi phạm pháp luật về môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề; hướng dẫn kiểm tra an toàn sử dụng hóa chất của các cơ sở sản xuất hoạt động trong làng nghề, nhất là các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường…

UBND cấp xã lập, trình UBND cấp huyện phê duyệt và triển khai thực hiện phương án BVMT cho làng nghề; rà soát, chấn chỉnh hoạt động sản xuất và công tác BVMT của các làng nghề trên địa bàn; có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất trong làng nghề; chỉ đạo việc thành lập và hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về BVMT làng nghề…UBND huyện tổng hợp nhu cầu ngân sách cho hoạt động BVMT làng nghề; chỉ đạo, triển khai thực hiện các mô hình BVMT làng nghề; trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch chuyển đổi ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình ra khỏi làng nghề; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về BVMT của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong làng nghề.

UBND tỉnh giao các Sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý trong phát triển bền vững kinh tế nông thôn gắn với bảo vệ môi trường. 

Cuối tháng 12/2023, UBND tỉnh đã có những chấn chỉnh tình trạng gây ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp (CCN), làng nghề trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường thực hiện công tác bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn.

Trong đó, tập trung chấn chỉnh việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại các CCN, làng nghề bằng các giải pháp trọng tâm gồm: Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về BVMT nói chung và BVMT làng nghề, CCN nói riêng. Đẩy mạnh thực hiện quy định trách nhiệm về BVMT tại làng nghề và tại CCN, nhất là trách nhiệm của đơn vị quản lý, đầu tư, kinh doanh hạ tầng CCN. Tăng cường hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm, kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT đối với chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng CCN và các cơ sở sản xuất trong làng nghề, CCN.

Rà soát, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh các làng nghề không đáp ứng tiêu chí. Tham mưu UBND tỉnh các nội dung: Tổ chức đánh giá mức độ ô nhiễm làng nghề trên địa bàn tỉnh theo quy định; ban hành quy định hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn tỉnh; ban hành kế hoạch chuyển đổi ngành, nghề không khuyến khích phát triển tại làng nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình ra khỏi làng nghề theo đúng quy định, đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế của địa phương; ban hành quy chế phối hợp của sở, ngành, UBND cấp huyện về quản lý CCN.

Đồng thời, tham mưu mô hình quản lý, khai thác hạ tầng đối với CCN đã đầu tư ngân sách Nhà nước giai đoạn trước; cơ chế chính sách, phân bổ nguồn vốn cho các chương trình, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật BVMT cho làng nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chủ trương đầu tư đối với các dự án sản xuất, kinh doanh trong CCN theo quy định của pháp luật; thu hút đầu tư các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, đảm bảo hiệu quả đầu tư vào các CCN; phân bổ kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm cho hoạt động BVMT làng nghề.

 

 

Lê Thanh

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline