Hotline: 0941068156

Thứ năm, 22/08/2024 18:08

Tin nóng

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

TP. HCM cần phát huy cơ chế, chính sách đặc thù với tinh thần 6 "tiên phong"

Quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm Đại hội VIII của Đảng đề ra

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bám sát định hướng, tăng tốc hoàn thành mục tiêu kinh tế-xã hội

Chủ tịch nước Tô Lâm giữ chức Tổng Bí thư

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ: Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam

Phát hiện 1.513 vụ vi phạm về môi trường trong tháng 7/2024

Hà Nội cấm nhiều tuyến đường phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bão giật cấp 13 đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn kéo dài

Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Hơn 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Hàng trăm tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Thứ năm, 22/08/2024

Khai thác hiệu quả tiềm năng về năng lượng tái tạo

Thứ hai, 15/07/2024 14:07

TMO - Trong định hướng phát triển, tỉnh Gia Lai xác định ngành công nghiệp năng lượng tái tạo là một trong các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư đóng góp rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh có tổng trữ lượng nước khoảng 23 tỷ mét khối, phân bố trên các hệ thống sông suối, ao hồ. Sông suối ở Gia Lai có đặc điểm là ngắn và dốc, rất thuận lợi để xây dựng công trình thủy điện, có thể phát triển tới quy mô công suất khoảng hơn 3.000 MW. Về tiềm năng điện mặt trời, Gia Lai có số giờ nắng bình quân 1.900-2.200 giờ/năm, bức xạ mặt trời trung bình ngày 4,6-5,2 kWh/m2, có thể phát triển tới quy mô công suất khoảng 7.500 MW. 

Về tiềm năng điện gió, Gia Lai có tốc độ gió trung bình khoảng 6-7m/giây, có thể phát triển tới quy mô công suất khoảng 12.000 MW. Tỉnh cũng có khả năng khai thác bền vững nguồn sinh khối trên địa bàn cho sản xuất năng lượng với khoảng 620.000 tấn/năm (gồm bã mía có sản lượng khoảng 520.000 tấn/năm; chất thải hữu cơ từ chế biến nông-lâm sản như vỏ trấu, vỏ cà-phê, mùn cưa… sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm), quy mô công suất có thể đạt khoảng 850 MW. 

Hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư cơ bản hoàn thiện với nhiều cấp điện áp từ 22 kV đến 500 kV. Cụ thể, tỉnh có 10 xuất tuyến 500 kV đi qua với tổng chiều dài 352 km; 3 trạm biến áp 500 kV đang vận hành với tổng dung lượng 3.600 MVA; 12 trạm biến áp 220 kV với tổng dung lượng 2.630 MVA; có 24 xuất tuyến đường dây. 

Với những lợi thế trên, Tỉnh ủy Gia Lai đã ban hành chương trình hành động, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW (ngày 11/2/2020) của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bên cạnh việc khai thác lợi thế về thủy điện, điện gió và điện mặt trời thì việc tận dụng nguồn phụ phẩm, phế phẩm từ ngành chế biến nông-lâm sản để phát triển điện sinh khối là hướng đi tiềm năng. 

Dự án điện gió tại xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông. Ảnh: HD 

Điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai rộng lớn giúp Gia Lai sớm trở thành một trong những địa phương đi đầu trong phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối... Trong 2 năm qua, ngành công nghiệp năng lượng có bước phát triển đột phá khi triển khai 17 dự án điện gió với tổng công suất 1.242,4 MW. 

Trong đó, 8 dự án đang vận hành thương mại 100% với tổng công suất 546,2 MW; 3 dự án được công nhận vận hành thương mại một phần với tổng công suất 113,2 MW và chưa được công nhận vận hành thương mại phần còn lại với tổng công suất 191,8 MW; 5 dự án điện gió đã thi công xong nhưng chưa đưa vào vận hành với tổng công suất 341,2 MW; 1 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng với tổng công suất 50 MW.

Trong năm 2023, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Công Thương đã có chuyến làm việc tại Gia Lai. Theo đánh giá của Đoàn công tác, Gia Lai là địa phương đi đầu trong cả nước về phát triển năng lượng tái tạo. Trong đó, các dự án điện gió như: Kông Chro, Đắk Đoa, Bàu Cạn triển khai đã đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách địa phương. 

Qua thực tế triển khai cho thấy, các dự án năng lượng tái tạo đã thu hút nguồn vốn rất lớn, mức đầu tư trung bình điện gió là 35 tỷ đồng/MW, thủy điện là 30 tỷ đồng/MW, điện mặt trời nối lưới 25 tỷ đồng/MW, điện mặt trời mái nhà 15 tỷ đồng/MW. Trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2025 (Quy hoạch điện VIII), Gia Lai có khoảng 1.800 MW. Đến nay, tỉnh đã triển khai được khoảng 1.200 MW (đối với 17 dự án điện gió). Với khoảng 600 MW còn lại, tỉnh dự kiến tập trung triển khai các dự án điện gió và thủy điện. 

Năm 2023, sản lượng điện sản xuất trên toàn tỉnh đạt hơn 12 tỷ kWh (đạt 100,1% kế hoạch, tăng 2,6% so với năm 2022); giá trị công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt đạt 11.800 tỷ đồng (tăng 5% so với năm 2022), chiếm 37,3% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Hiện nay, sản lượng điện sản xuất trên địa bàn tỉnh chủ yếu từ 49 thủy điện.

Dự kiến năm 2024, các nhà máy điện gió đi vào hoạt động và các dự án điện mặt trời mái nhà phát huy hiệu quả sẽ đóng góp tăng thêm khoảng 453 triệu kWh, nâng sản lượng điện sản xuất của tỉnh đạt khoảng 12,515 tỷ kWh (tăng 3,8% so với năm 2023). Nhóm điện sản xuất sẽ đóng góp giá trị tăng thêm khoảng 428 tỷ đồng, góp phần đưa giá trị công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt đạt 12.490 tỷ đồng (tăng 5,8% so với năm 2023).

Lắp đặt hệ thống pin mặt trời Nhà máy Điện mặt trời Thành Thành Công Krông Pa. Ảnh: MT.

Trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Gia Lai khẳng định sẽ tập trung khắc phục và giải quyết triệt để các tồn tại trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đồng thời cam kết minh bạch và có nhiều biện pháp ưu đãi trong thu hút đầu tư. Tính đến nay, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch cho 88 dự án năng lượng tái tạo với tổng công suất 4.347,89MW, trong đó khoảng 3.005MW đã đi vào vận hành. 

Tuy nhiên, quá trình phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại Gia Lai gặp nhiều khó khăn do quy hoạch chồng chéo. Việc bổ sung quy hoạch từng dự án điện gió và điện mặt trời trước đây chưa mang tính tổng thể và đồng bộ, dẫn đến các hệ lụy như phá rừng tự nhiên tại huyện Kông Chro để xây dựng trụ điện gió. Các dự án điện mặt trời mái nhà cũng gặp phải nhiều tồn tại như: Không tuân thủ mô hình kinh tế trang trại, thiếu hệ thống chống sét và phòng cháy chữa cháy, chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Sở Công Thương tỉnh cho biết, Gia Lai sẽ khắc phục các hạn chế, thực hiện hiệu quả chính sách đầu tư năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng và hiệu quả sử dụng đất. Sở Công Thương sẽ đề xuất công khai quỹ đất và kế hoạch sử dụng đất cho phát triển năng lượng tái tạo, đồng thời phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam để tăng khả năng giải tỏa công suất các dự án. Tỉnh Gia Lai sẽ hỗ trợ đầy đủ các thủ tục về xây dựng, đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng và môi trường cho các doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật. 

Theo UBND tỉnh Gia Lai, việc đưa vào vận hành các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh đã khai thác được tiềm năng, phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai, tạo thêm việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, góp phần tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Ngoài ra, các dự án năng lượng tái tạo còn góp phần phát triển du lịch của địa phương, bảo đảm an ninh năng lượng, tăng sản lượng điện hằng năm cho lưới điện quốc gia (hiện đóng góp khoảng gần 8 tỷ kWh/năm) nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. 

Để tiếp tục khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch tương ứng với tiềm năng của tỉnh, từng bước hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo như Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị, Gia Lai đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương xem xét, đưa vào tính toán trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 có xét đến 2050 (Quy hoạch Điện VIII) đối với 135 dự án năng lượng tái tạo và lưới điện truyền tải có tính khả thi với tổng công suất khoảng 15.566 MW nhằm huy động mọi nguồn lực để phát triển với chất lượng ngày càng cao.

Địa phương này tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu rà soát, đổi mới cơ chế, thực thi chính sách về đất đai và bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

 

 

Ngọc Ánh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline