Hotline: 0941068156

Thứ ba, 17/09/2024 02:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ ba, 17/09/2024

Khắc phục tình trạng trồng sầu riêng không theo quy hoạch

Thứ tư, 14/08/2024 07:08

TMO - Hiện nay, việc phát triển diện tích cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang vượt cao so với quy hoạch, dẫn đến nguy cơ phá vỡ quy hoạch diện tích đất trồng lúa, đồng thời gây ra tình trạng cung vượt cầu, được mùa, mất giá có thể xảy ra trong thời gian tới.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang cho biết, theo quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì định hướng đến năm 2030 diện tích trồng sầu riêng của tỉnh đạt khoảng 20.000 ha, sản lượng 300.000 tấn. Tuy nhiên, đến nay diện tích sầu riêng của tỉnh khoảng 22.000 ha, đã vượt 2.000 ha so với quy hoạch đến năm 2030.

Nguyên nhân do những năm gần đây, giá sầu riêng luôn ở mức cao, người trồng sầu riêng có lợi nhuận rất nhiều. Tuy nhiên, việc tăng diện tích sầu riêng một cách ồ ạt, không theo định hướng, khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn có thể sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, cung vượt quá cầu và nghiêm trọng hơn là nguy cơ dẫn đến thiệt hại nếu mở rộng diện tích trồng sầu riêng tại các vùng có điều kiện canh tác không phù hợp như: Nhiễm phèn, vùng không chủ động được tưới, tiêu… 

Đến nay diện tích sầu riêng của tỉnh khoảng 22.000 ha, đã vượt 2.000 ha so với quy hoạch đến năm 2030.

Trước tình hình trên và để ngăn chặn tình trạng tăng trưởng nóng diện tích sầu riêng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang tăng cường quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi cây trồng trong nông dân, nhất là chuyển đổi sang trồng sầu riêng đồng thời phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân chỉ phát triển diện tích trồng sầu riêng đúng theo quy hoạch tại Đề án “Phát triển cây sầu riêng đến năm 2025”; Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc quốc lộ 1, tỉnh Tiền Giang” và Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa tỉnh Tiền Giang.

Đồng thời, tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá khả năng thích nghi của cây sầu riêng trong vùng Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc Quốc lộ 1 tỉnh Tiền Giang” để khuyến cáo người dân chuyển đổi sang trồng cây sầu riêng an toàn, hiệu quả, đảm bảo tính thích nghi với điều kiện đất đai, nước tưới, phù hợp với quy hoạch và theo khuyến cáo của các nhà khoa học. 

Ngành chức năng đã thực hiện lấy 500 mẫu đất xác định tầng sinh phèn, xác định vùng thích nghi của cây sầu riêng khu vực phía Bắc Quốc lộ 1, làm cơ sở khuyến cáo người dân chuyển đổi mang lại hiệu quả cao và bền vững; đã phổ biến bản đồ vùng thích nghi của cây sầu riêng tại vùng Đề án để các địa phương thực hiện. Cùng với đó là xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức thực hiện “Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và năm 2030” và “Chỉ thị phát triển bền vững sản xuất cây sầu riêng, chanh leo” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, góp phần quản lý tốt quy hoạch phát triển cây sầu riêng trong thời gian tới. 

Mặc dù Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó tập trung tuyên truyền, khuyến cáo người dân không nên phát triển sầu riêng một cách ồ ạt, vượt quy hoạch, đặc biệt là những vùng đất không phù hợp với đặc tính của cây sầu riêng; tuy nhiên, vì lợi nhuận quá cao, vì sự quản lý việc sử dụng đất (chuyển đất lúa sang cây ăn trái) ở chính quyền cơ sở còn lỏng lẻo, có một số nơi buông lỏng cho nông dân chuyển đổi, dẫn đến tình trạng diện tích sầu riêng vượt quy hoạch đến năm 2030 (22.000 ha/20.000 ha).  

Đến thời điểm hiện tại, mã số vùng trồng cây ăn trái phục vụ xuất khẩu được phê duyệt trên địa bàn tỉnh là 404 mã số với diện tích 24.995 ha, trong đó có 155 mã số vùng trồng sầu riêng diện tích trên 6.927 ha. Qua công tác quản lý, cơ quan chuyên môn đã gặp và phát hiện một số vấn đề như: Một số cơ sở đóng gói xuất khẩu sử dụng mã vùng trồng đã được cấp nhưng thực tế không có hoạt động thu mua tại vùng trồng, doanh nghiệp chưa liên kết thu mua sản phẩm tại vùng trồng như cam kết, một số mã số vùng trồng chưa thực hiện việc duy trì điều kiện của nước nhập khẩu... 

Ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng phát triển ồ ạt cây sầu riêng trên địa bàn.  

Ngành Nông nghiệp tỉnh đề nghị nhân dân cần tuân thủ khuyến cáo của các nhà khoa học cũng như của cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, chính quyền các cấp cần nâng cao vai trò quản lý nhà nước về đất đai, tuyệt đối không để nông dân trồng sầu riêng trên nền đất lúa hay vùng đất có điều kiện thổ nhưỡng không phù hợp (có kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm); đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân chấp hành tốt những chủ trương, định hướng của tỉnh về phát triển cây ăn quả. 

Đối với việc quản lý, sử dụng mã vùng trồng: Tiếp tục quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng theo phân công phân cấp, triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch của UBND tỉnh về kế hoạch thực hiện cấp và quản lý mã số vùng trồng sầu riêng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2023 - 2025.

Tiếp tục tăng cường thực hiện công tác kiểm tra liên ngành về sử dụng mã số vùng trồng, tình hình liên kết thu mua, tiêu thụ nông sản trên địa bàn; kiên quyết đề nghị tạm dừng, thu hồi hoặc hủy mã số các vùng trồng không tuân thủ các yêu cầu, điều kiện về duy trì mã số vùng trồng, các trường hợp gian lận mã số để giữ uy tín ngành hàng sầu riêng của tỉnh. Tiếp tục kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành các quy định liên quan đến việc cấp và quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, hướng dẫn về việc ủy quyền mã số cũng như các quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói để có đủ cơ sở pháp lý quản lý hiệu quả lĩnh vực này trong thời gian tới. 

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đề nghị UBND cấp huyện quan tâm, tăng cường chỉ đạo Tổ liên ngành của cấp huyện thanh, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với các cơ sở sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; giống cây trồng trên địa bàn quản lý nhằm góp phần quản lý chất lượng giống và vật tư nông nghiệp chặt chẽ hơn.

Sau gần 3 năm thị trường Trung Quốc mở cửa cho trái sầu riêng Việt Nam (Nghị định thư được ký vào tháng 9-2022) thì giá thu mua loại trái cây này đã tăng rất cao. Nhiều nông dân tỉnh thành ở khu vực Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng Tháp Mười… đã phá bỏ các loại cây trồng truyền thống như khóm, hồ tiêu, cà phê, điều, cao su... để chuyển sang trồng sầu riêng. Số liệu thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), năm 2023, diện tích trồng sầu riêng của Việt Nam ước tính đạt 131.000ha, tăng gần 20% so với năm 2022. Trong đó, nhiều nhất là vùng Tây Nguyên chiếm 40,4%; ĐBSCL chiếm 34,6%; Đông Nam bộ chiếm 19,4% và Duyên hải Nam Trung bộ chiếm 5,6%.  

Tại tỉnh Bình Phước, diện tích trồng cây sầu riêng tại địa phương này năm 2022 có 4.802ha. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn, Bình Phước trở thành tỉnh có diện tích sầu riêng lớn ở khu vực Đông Nam bộ, với hơn 6.000ha. Theo Sở NN&PTNT tỉnh đến nay, Bình Phước có 65 mã số vùng trồng, với tổng diện tích hơn 2.412ha, do Cục Hải quan Trung Quốc cấp phép. Từ khi thị trường Trung Quốc mở cửa cho trái sầu riêng Việt Nam thì giá thu mua loại trái cây này đã tăng rất cao. Điều này đã khiến nhiều nông dân ở tỉnh ồ ạt phá bỏ các loại cây trồng truyền thống để chuyển sang trồng sầu riêng. 

Thống kê của tỉnh Gia Lai cho thấy có hơn 5.600ha sầu riêng, sản lượng ước đạt 44.150 tấn, tập trung nhiều tại các huyện Chư Prông, Chư Sê, Ia Grai, Đức Cơ... Còn tại tỉnh Đắk Nông, diện tích sầu riêng toàn tỉnh hiện xấp xỉ 10.000ha, trong đó chỉ riêng năm 2022 đến nay đã tăng hơn 3.500ha. Tỉnh Lâm Đồng cũng đã phát triển lên khoảng 15.000ha sầu riêng...

Cục Trồng trọt nhấn mạnh: Để phát triển sầu riêng bền vững, hiệu quả, phù hợp định hướng phát triển chung của ngành, các địa phương cần tập trung tuyên truyền, phổ biến, nhằm từng bước thay đổi thói quen, sản xuất theo phong trào, theo số đông; việc phát triển cây trồng nói chung và sầu riêng nói riêng cần theo định hướng thị trường, định hướng của các cơ quan quản lý.

Hiện nay, thay vì tăng diện tích, sản lượng thì cần tập trung tổ chức lại sản xuất, liên kết, chuẩn hóa quy trình sản xuất từ lúc canh tác, thu hoạch đến chế biến, vận chuyển, phân phối nhằm nâng cao giá trị gia tăn Bên cạnh đó, các địa phương cần khuyến cáo nông dân không tự phát mở rộng diện tích sầu riêng tại các vùng có điều kiện đất đai, tưới tiêu nước không phù hợp; không tự phát chặt phá các loại cây trồng khác để chuyển sang trồng mới sầu riêng; không tự phát chuyển đổi vườn cà phê trồng xen sầu riêng, hồ tiêu có hiệu quả sang trồng thuần cây sầu riêng.

Đồng thời có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, trong đó cần định hướng rõ các vùng lợi thế, vùng phù hợp đối với các cây trồng chuyển đổi, trong đó lưu ý cây sầu riêng; tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra chất lượng giống cây sầu riêng; thực hiện tốt việc thẩm định, công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng sầu riêng; phổ biến áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt trong vùng sản xuất tập trung, mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm; liên kết doanh nghiệp đóng gói, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu; xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất.

 

 

Thu Hoài 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline