Hotline: 0941068156

Thứ ba, 15/07/2025 06:07

Tin nóng

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

Thứ ba, 15/07/2025

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 24/06/2025 15:06

TMO - Chính quyền và nhân dân xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên (TP.Hà Nội) vừa long trọng tổ chức Lễ đón Quyết định và Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với cây mít hơn 400 năm tuổi toạ lạc tại chùa Hưng Long, thôn Khả Liễu. Cây mít cổ thụ không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, tâm linh mà còn góp phần gìn giữ đa dạng sinh học và cảnh quan văn hóa truyền thống của vùng đất cố đô.

Tham dự sự kiện vinh danh cây mít Di sản có GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh, Anh hùng Đa dạng sinh học ASEAN, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam.

GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh (bên trái) trao Quyết định, Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho chính quyền xã Phúc Tiến. 

Tại buổi lễ vinh danh Cây Di sản, đại diện thôn Khả Liễu chia sẻ, sự kiện đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cũng như đón Bằng Di tích lịch sử cấp Thành phố là sự khởi đầu mới của địa phương. Đồng thời cũng là trách nhiệm lớn lao trong công tác bảo tồn cây quý, trùng tu và phát huy giá trị lịch sử.

Đông đảo các vị đại biểu, đại diện chính quyền và người dân địa phương tham dự sự kiện vinh danh cây mít Di sản.

Trong giai đoạn tiếp theo, mỗi người dân của địa phương sẽ tiếp tục đoàn kết, chung sức đồng lòng để ngôi chùa và “Cụ mít” Di sản mãi là niềm tự hào của quê hương.

Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, chùa Hưng Long tọa lạc trên một gò đất cao đầu làng, là chốn linh thiêng gắn liền với đời sống tâm linh của người dân Khả Liễu qua nhiều thế hệ. Đây cũng là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của xã Phúc Tiến, góp phần thắp lên ngọn lửa cách mạng trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập.

Cây mít vẫn xanh tốt và toả bóng mát.

Tọa lạc trong khuôn viên chùa, “cụ mít” không chỉ là một loại cây ăn quả quen thuộc mà còn là minh chứng sống động của lịch sử. Theo nghiên cứu chuyên môn từ Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, cây mít cổ thụ có tuổi đời ước tính hơn 400 năm, với chiều cao khoảng 18 mét, tán rộng gần 20 mét. Thân cây to lớn, rêu phong phủ kín, gốc xù xì mang dấu ấn thời gian, tán lá sum suê tỏa bóng mát quanh năm.

Dù đã trải qua nhiều thế kỷ, cây vẫn cho quả đều mỗi mùa. Sức sống bền bỉ của cây mít không chỉ là minh chứng cho điều kiện tự nhiên thuận lợi mà còn phản ánh sự gìn giữ, trân trọng của người dân địa phương đối với Di sản xanh quý báu. Hiện nay cây vẫn đang phát triển xanh tốt, tiếp tục đứng sừng sững và chứng kiến sự đổi thay, phát triển của vùng đất Phú Xuyên anh hùng.

"Cụ mít" vẫn đậu trái hàng năm.

Cây mít đã chứng kiến bao biến cố lịch sử, từ thời phong kiến đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Sự trường tồn ấy là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, là niềm tự hào không chỉ của người dân thôn Khả Liễu mà còn của cả cộng đồng.

Sự kiện công nhận cây mít hơn 400 năm tuổi ở thôn Khả Liễu, xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên là Cây Di sản Việt Nam mang ý nghĩa quan trọng về nhiều mặt. Đây cũng là sự ghi nhận giá trị lịch sử, văn hóa và sinh thái của một cá thể cây cổ thụ gắn liền với đời sống tâm linh, truyền thống làng xã.

Danh hiệu Cây Di sản góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo tồn cây xanh lâu năm, bảo vệ đa dạng sinh học và gìn giữ cảnh quan môi trường. Đồng thời, đây cũng là điểm nhấn để địa phương khai thác tiềm năng du lịch văn hóa – sinh thái, gắn với bảo tồn giá trị truyền thống.

Sự kiện vinh danh, bảo tồn Cây Di sản Việt Nam do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam khởi xướng, chủ trì triển khai thực hiện từ năm 2010. Trải qua 15 năm, đến nay đã có trên 8.000 cây cổ thụ, quần thể cây cổ thụ ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước và ngoài hải đảo được công nhận là Cây Di sản.

 

Phương Thảo

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline