Hotline: 0941068156

Thứ ba, 22/07/2025 23:07

Tin nóng

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Chính phủ yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Hội nghị Trung ương 12: Tổng Bí thư đề nghị tập trung thảo luận kỹ 9 vấn đề cốt lõi

Thứ ba, 22/07/2025

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Thứ ba, 24/06/2025 19:06

TMO – Cảnh quan tự nhiên đóng vai trò đặc biệt trong cấu trúc đô thị hiện đại – vừa điều hòa vi khí hậu, tiêu thoát nước, vừa tạo cảnh quan và cải thiện môi trường sống. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định đầy đủ và thống nhất về quản lý, khai thác, bảo vệ mặt nước trong khu vực đô thị, dẫn đến tình trạng lấn chiếm, ô nhiễm, sử dụng sai mục đích diễn ra phổ biến.

Tại cuộc họp về dự thảo Nghị định quản lý công viên, cây xanh, mặt nước vừa diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu rõ, cây xanh, mặt nước, công viên là tài nguyên quý giá. Do đó, cần đổi mới tư duy quy hoạch và quản lý cây xanh đô thị, việc trồng cây phải tuân thủ quy chuẩn cụ thể về hạ tầng, tầm nhìn giao thông và lựa chọn chủng loại phù hợp để tránh gãy đổ gây nguy hiểm. Trong các đô thị, khu dân cư cần xác định rõ nơi trồng cây, loại cây phù hợp với cảnh quan, khí hậu; quy định chặt hạ, thay thế, xử lý cây nguy hiểm và trách nhiệm quản lý theo cấp chính quyền.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì họp về dự thảo Nghị định quản lý công viên, cây xanh, mặt nước.

Đối với khu dân cư mới, tái định cư, cây xanh, vườn hoa, công viên phải được quy định rõ trong quy hoạch chi tiết và thiết kế hạ tầng, tránh bị giảm trừ để tăng mật độ xây dựng. Ngoài ra, cần bổ sung quy định bảo tồn hệ sinh thái cây bản địa, giữ lại cây cũ có giá trị, quy định riêng cho các "khu rừng" đô thị – một loại tài nguyên cảnh quan cần bảo vệ.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng cảnh quan tự nhiên là loại tài nguyên đóng vai trò đặc biệt trong cấu trúc đô thị hiện đại – vừa điều hòa vi khí hậu, tiêu thoát nước, vừa tạo cảnh quan và cải thiện môi trường sống. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định đầy đủ và thống nhất về quản lý, khai thác, bảo vệ mặt nước trong khu vực đô thị, dẫn đến tình trạng lấn chiếm, ô nhiễm, sử dụng sai mục đích diễn ra phổ biến.

Do đó, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu dự thảo Nghị định phải xác định mặt nước đô thị là tài sản công do Nhà nước quản lý, giao chính quyền địa phương chịu trách nhiệm cụ thể trong công tác bảo vệ, duy tu, khai thác. Mọi hoạt động khai thác, sử dụng mặt nước như làm nhà hàng nổi, bến thuyền, khu dịch vụ… đều phải được quy định bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn cụ thể, cấp phép rõ ràng, giám sát thường xuyên, trên cơ sở bảo đảm công năng đô thị, không gian công cộng và lợi ích cộng đồng. Bên cạnh đó, Dự thảo Nghị định cần phân định rõ trách nhiệm quản lý. Việc quy hoạch đô thị cần gắn chặt với bảo vệ và phục hồi không gian mặt nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị phân loại rõ công viên hiện hữu trong các đô thị cũ, công viên mới trong các khu đô thị mới. Tỷ lệ sử dụng đất trong công viên, cần khuyến khích theo hướng tối thiểu 60–70% dành cho hệ sinh thái tự nhiên (cây xanh, mặt nước), còn lại là hạ tầng kỹ thuật, đường dạo, đèn chiếu sáng, công trình dịch vụ. Bên cạnh đó cũng cần bổ sung quy định cho phép sử dụng không gian ngầm trong công viên, tạo điều kiện cho các chức năng thương mại, thể thao, dịch vụ mà không ảnh hưởng không gian trên mặt đất.

Khuyến khích dành tối thiểu 60–70% diện tích đất trong công viên cho hệ sinh thái tự nhiên. Ảnh minh họa - Nguyễn Đông.

Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng quy định rõ nội dung này trong Nghị định để có cơ sở pháp lý bảo vệ cảnh quan tự nhiên, định hướng lâu dài cho quy hoạch đô thị xanh – bền vững – có bản sắc. Nghị định phải là cơ sở pháp lý rõ ràng, khả thi và có giá trị thực tiễn dài hạn đối với hoạt động lập, thẩm định, tổ chức thực hiện quy hoạch không gian xanh tại các đô thị; quản lý cây xanh, mặt nước, công viên và cảnh quan đô thị.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, dự thảo Nghị định về quản lý công viên, cây xanh, mặt nước quy định các hoạt động liên quan đến quản lý công viên, cây xanh và tổ chức không gian mặt nước gắn với cảnh quan tại đô thị và khu dân cư nông thôn; quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng công viên, cây xanh do Nhà nước đầu tư, quản lý.

Điểm mới của dự thảo Nghị định này so với Nghị định 64/2010 bao gồm: Bổ sung đối tượng công viên, mặt nước; mở rộng quy định cho cả đô thị, nông thôn; bổ sung quy định khai thác tài sản quỹ đất công viên (dành tối đa 15% quỹ đất công viên để khai thác, kinh doanh loại hình phù hợp); quản lý, khai thác tài sản hạ tầng công viên, cây xanh (quy định về tài sản hạ tầng công viên, cây xanh và các hình thức quản lý, bàn giao, khai thác, sử dụng…).

Liên quan đến mặt nước trong đô thị, dự thảo Nghị định xác định đây là yếu tố hạ tầng cảnh quan quan trọng. Nội dung quản lý mặt nước được gắn với trách nhiệm của các đơn vị như công ty thoát nước, đơn vị công ích và ban quản lý công viên - đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất trong vận hành, duy tu, bảo vệ. Trong quá trình xây dựng dự thảo, cơ quan này đã làm rõ ranh giới quản lý, tránh chồng lấn với các luật chuyên ngành về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, theo nguyên tắc không quy định lại những gì pháp luật chuyên ngành đã điều chỉnh.

Về công viên, dự thảo Nghị định quy định đầy đủ các nội dung từ thiết kế, quy hoạch đến tổ chức quản lý, vận hành. Trong đó, bao gồm các yêu cầu về lựa chọn đơn vị quản lý công viên, phân định rõ quyền và nghĩa vụ giữa các bên liên quan cũng như xác định các chức năng chính - phụ trong không gian công viên. Một trong những điểm được chú ý là quy định rõ việc công viên có hàng rào hay không, tùy theo tính chất và mục tiêu quản lý cụ thể của từng loại hình công viên, bảo đảm linh hoạt mà vẫn có cơ sở pháp lý.

Bên cạnh đó, để khuyến khích huy động nguồn lực xã hội cho phát triển công viên, dự thảo đề xuất cho phép sử dụng tối đa 15% diện tích công viên (nhưng không quá 5ha) cho các hoạt động thể dục thể thao, dịch vụ thương mại và các tiện ích hỗ trợ khác, chấm dứt tình trạng tự phát; đồng thời tạo điều kiện để thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư, chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong quản lý, duy tu và vận hành công viên đô thị…/.

 

 

THANH BÌNH

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline