Hotline: 0941068156

Thứ năm, 28/03/2024 22:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 28/03/2024

Hoàn thiện mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước lưu vực sông Sê San

Thứ sáu, 05/05/2023 07:05

TMO - Lưu vực sông Sê San giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội tại các địa phương thuộc vùng Tây Nguyên. Do vậy, việc tăng cường kiểm soát, ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm, thất thoát nguồn nước tại lưu vực sông được đánh giá là nhiệm vụ quan trọng. Để triển khai hiệu quả nhiệm vụ này, nâng cấp, hoàn thiện mạng quan trắc môi trường lưu vực sông là yêu cầu cấp thiết. 

Theo Quyết định 90/20016/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch mạng quan trắc quốc gia, quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong toàn phạm vi lưu vực sông (LVS) Sê San bao gồm các loại trạm quan trắc liên quan đến nguồn nước gồm: Toàn bộ LVS Sê San hiện có 04 trạm quan trắc tài nguyên nước mặt, mạng quan trắc nước dưới đất lưu vực sông Sê San có 55 trạm.

Trên LVS Sê San quy hoạch bổ sung 12 trạm quan trắc nước mặt, không bổ sung thêm trạm nào quan trắc nước dưới đất vào các giai đoạn sau Hiện trạng quan trắc môi trường có 1 trạm và theo quy hoạch bổ sung thêm 20 trạm các giai đoạn sau. Ngoài ra, hiện trạng quan trắc nước dưới đất có 55 trạm và theo quy hoạch không bổ sung thêm trạm nào vào các giai đoạn sau, quan trắc nước mặt ngoài các trạm thủy văn đã có, chưa có trạm nào là trạm quan trắc nước mặt. Theo quy hoạch bổ sung thêm 4 trạm các giai đoạn sau.

Đề xuất mạng giám sát bổ sung: Mạng giám sát khai thác, khai thác, sử dụng nguồn nước (sẽ được gọi tắt là mạng giám sát tài nguyên nước) phải bảo đảm khả năng giám sát toàn diện đối tượng sử dụng nước trong qua trình thực hiện Quy hoạch tổng hợp; Vị trí giám sát phải khống chế được số lượng và chất lượng nước ra/vào giữa hai quốc gia hoặc hai tỉnh, làm cơ sở cho việc giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp tài nguyên nước; Điểm giám sát phù hợp vị trí vị trí tính toán và kết hợp các mạng giám sát khác đã được phê duyệt. 

Đối với nguồn nước mặt: Điểm giám sát được chọn trên dòng chính tại vị trí tính toán hoặc điểm nhập lưu các sông lớn Giám sát được số lượng chảy vào/ra vùng quy hoạch, chảy qua (vào/ra) ranh giới các tỉnh và chảy qua (vào/ra) ranh giới quốc gia. Vị trí giám sát phải thuận lợi cho việc xây dựng trạm và quá trình vận hành trạm (kề cả duy tu bảo dưỡng về sau); Không bố trí điểm giám sát các công trình khai thác sử dụng nước vì trùng lặp với yêu cầu của Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT.

Đối với giám sát tài nguyên nước dưới đất: Căn cứ theo quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó có 09 điểm quan trắc tài nguyên nước dưới đất trên lưu vực sông Sê San được đề xuất trong giai đoạn 2020 – 2025. Do đó trong Quy hoạch này không đề xuất điểm giám sát tài nguyên nước dưới đất trên lưu vực sông Sê San.

Điểm giám sát nước tài nguyên nước mặt: Trên LVS Sê San dự kiến bổ sung vào 03 vị trí trạm quan trắc thủy văn hiện có trên lưu vực: 06 điểm giám sát tài nguyên nước mặt trong đó có 3 điểm kết hợp Mạng quan trắc quốc gia đã được phê duyệt theo Quyết định 90/2016/QĐ-TTg tại cửa ra các sông lớn ra trên biên giới.

Hoàn thiện mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước trên LVS Sê San là nhiệm vụ quan trọng nhằm khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước. 

Theo kế hoạch đầu tư, xây dựng mạng giám sát giai đoạn đến năm 2025: Ưu tiên xây dựng các điểm giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nguồn nước tại vị trí vị trí tính toán, các vị trí có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước Kết thúc giai đoạn sẽ tiến hành đánh giá toàn diện để xây dựng quy trình quan trắc phù hợp điều kiện thực tế. Kèm theo sẽ có kiến nghị điều chỉnh mạng giám sát nếu có. Giai đoạn năm sau 2025: Hoàn thiện mạng giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nguồn nước.

Ngoài ra, mạng giám sát chất lượng nước, xả nước thải vào nguồn nước có nhiệm vụ cung cấp thông tin để giám sát việc khắc phục và phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước; kiểm soát hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy giảm, cạn kiệt nguồn nước cần bảo tồn; kiểm soát chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải Mạng giám sát chất lượng nước mặt, xả thải vào nguồn nước bao gồm các điểm quan trắc môi trường thuộc Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) và địa phương quản lý Tần suất quan trắc môi trường nước mặt trên lưu vực tại các điểm cũng rất hạn chế.

Chỉ duy nhất tỉnh Gia Lai có tần suất quan trắc tại các trạm với 06 đợt/năm với khoảng thời gian 02 tháng/lần (đáp ứng yêu cầu tần suất quan trắc nước mặt lục địa: tối thiểu 06 lần/năm, 02 tháng/lần theo Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường). Các tỉnh còn lại đều có tần suất quan trắc thấp hơn, một số tỉnh chỉ có các điểm quan trắc với tần suất 01 lần/năm.

Lưu vực sông Sê San là một trong những phụ lưu lớn của dòng Mekong bắt nguồn trên lãnh thổ Việt Nam và chảy sang Campuchia gặp sông Srêpôk tại Stung treng cùng với dòng Sê Kông (bắt nguồn từ CHDCND Lào) tạo thành lưu vực sông 3S trước khi nhập vào dòng chính Mekong. Trên lãnh thổ Việt Nam, lưu vực sông Sê San và Srêpôk nằm trọn trong vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Đây là vùng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng đối với cả nước và khu vực Đông Dương, có nhiều tiềm năng ưu thế để phát triển kinh tế, hiện tại là một trong hai vùng sản xuất hàng hóa nông sản xuất khẩu lớn nhất của cả nước sau đồng bằng sông Cửu Long

Lưu vực có một thế mạnh về tài nguyên rừng, thảm phủ thực vật rất đa dạng và phong phú về chủng loại, giàu có về khối lượng, trong đó có nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế cao như các loài cây công nghiệp dài và ngắn ngày, các cây ăn quả, cây dược liệu, cây có dầu, rau cao cấp và cây cảnh... 

Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Sê San thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ chức năng nguồn nước, trong đó, các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia trên lưu vực sông Sê San gồm các sông: Sê San, Đắk Bla, Sa Thầy, Đăk Pơ Ne, Kon Keng, Đăk Po Kei, Ia Krom, Đắk Cấm, Đăk Pru, Đăk Rơ Long, Đăk Ne, Đăk Psi, Đăk Ta Kan, Ia Nhinh, Ia Krel, Đăk Rơ Mao, Ia Tri có chức năng sử dụng cho các mục đích cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, du lịch, kinh doanh dịch vụ, thủy điện, giao thông thủy.

 

 

Thu Hằng

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline