Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 09:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Hiệu quả kinh tế vượt trội từ mô hình luân canh màu trên đất lúa

Thứ tư, 26/01/2022 15:01

TMO - Thời gian qua, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Kiên Giang phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện nghiên cứu các  biện pháp cải thiện năng suất và tăng hiệu quả mô hình chuyển đổi lúa sang luân canh màu, thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu tại.

Địa bàn thực hiện là đất canh tác lúa 3 vụ/năm từ 5 năm trở lên, tại 3 huyện U Minh Thượng, Giồng Riềng và Giang Thành. Thời gian thực hiện vụ đông xuân 2020 - 2021, vụ xuân hè và hè thu 2021.

Kiên Giang có diện tích tự nhiên 634.878 ha, chia thành 4 tiểu vùng: Tứ giác Long Xuyên, Tây sông Hậu, U Minh Thượng và đảo, hải đảo. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 576.452 ha. Điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Kiên Giang phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế biển và công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản. Đặc biệt là phát triển sản xuất lúa, với diện tích canh tác hàng năm khoảng 720.000 ha, cho tổng sản lượng từ 4 - 4,5 triệu tấn.

Luân canh trồng dưa lê trên địa bàn tỉnh cho lợi nhuận tăng gấp 4 lần trồng lúa

Tuy nhiên, việc thâm canh 3 vụ lúa/năm lâu dài dẫn đến đất trồng trọt ngày càng bạc màu, sức sản xuất của đất có dấu hiệu suy giảm, năng suất lúa có khuynh hướng không tăng nhưng chi phí ngày càng tăng.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng thiếu nước tưới và xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng.Thời gian qua Kiên Giang đã chủ trương đa dạng hóa cây trồng trên đất lúa, tập trung phát triển rau màu ngắn ngày vụ xuân hè hàng năm như bắp, mè, đậu nành, khoai lang, cây sen (vùng đất trũng).

Tại huyện Giang Thành đã thực hiện chuyển đổi, luân canh màu trồng trên đất lúa khá hiệu quả, gồm các loại cây như đậu nành, mè, bắp, dưa lê, dưa hấu và cây sen (vùng đất trũng). Địa bàn huyện có vùng đất pha cát, cặp theo kênh Vĩnh Tế và kênh Giang Thành, thích hợp cho trồng luân canh màu. Trong đó, huyện đã làm mô hình và đánh giá hiệu quả cả về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, như cây bắp, dưa lê và cây sen.

Nông dân tại huyện Giang Thành thực hiện trồng sen trên diện tích trũng, dễ ngập úng cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn trồng lúa

Cây bắp được huyện Giang Thành tập trung phát triển trên nền đất lúa nhằm chuyển đổi luân canh, đồng thời góp phần tạo nguồn thức ăn xanh chăn nuôi gia súc. Cây dưa lê điều kiện canh tác phù hợp, cho hiệu quả kinh tê cao. Còn cây sen thì rất thích hợp với những diện tích lung bào, trũng, dễ bị ngập úng khi sản xuất lúa.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang cho biết, việc độc canh cây lúa, thâm canh 3 vụ lúa/năm liên tục sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất, năng suất có su hướng suy giảm dần. Vì vậy, luân canh màu trên đất lúa sẽ giúp quy trình canh tác bền vững hơn, tăng thu nhập cho nông dân.

Hoạch toán kinh tế tại các địa phương thí điểm mô hình luân canh cho thấy, trồng dưa lê  đạt tổng doanh thu 83,7 triệu đồng/ha, lợi nhuận 43,6 triệu đồng. Tiếp đến là cây bắp, doanh thu 73,5 triệu đồng/ha, lợi nhuận 40,7 triệu đồng. Đậu nành doanh thu 43 triệu đồng/ha, lợi nhuận 26 triệu đồng. Cây mè doanh thu 32,7 triệu đồng/ha, lượi nhuận 15,1 triệu đồng. Trong khi đó, vụ lúa cùng thời điểm cho doanh thu 25,8 triệu đồng, lợi nhuận chỉ đạt 11,2 triệu đồng.

Để việc luân canh màu, chuyển đổi cây trồng trên đất lúa thật sự hiểu quả, các đia phương cần quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chọn cây trồng thích hợp, có thị trường tiêu thụ. Cùng với đó, đầu tư cơ vào sản xuất, nhất là các khâu làm đất, thu hoạch với một số cây đặc thù và sơ chế, bảo quản. Tạo mối liên kết với các doanh nghiệp và tổ chức nông dân để phát triển sản xuất, ổn định về đầu ra.

 

 

Nguyễn Ngọc

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline