Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 04:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Hiện trạng và giải pháp thực hành kinh doanh có trách nhiệm về môi trường tại Việt Nam (Kỳ 1)

Thứ sáu, 26/11/2021 20:11

TMO - Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phải chủ động đánh giá tác động môi trường trong các hoạt động kinh doanh và phải có giải pháp khắc phục khi sự cố xảy ra. Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường xin gửi tới bạn đọc nội dung bài viết của PGS. TS. Phùng Chí Sỹ (Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phụ trách khu vực phía Nam).

Phần 1. Đánh giá hiện trang thực hành kinh doanh có trách nhiệm về môi trường

Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), thực hành kinh doanh có trách nhiệm (Responsible Business Practice) (sau đây được viết tắt là RBP) là các thực hành nhằm ngăn ngừa và giải quyết các tác động tiêu cực đến con người và trái đất, có khả năng đóng góp cho xã hội và sự phát triển bền vững trên phạm vi rộng hơn. RBP có nghĩa là doanh nghiệp chủ động đánh giá tác động của các hoạt động của mình đối với môi trường và xã hội, áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và đưa ra các giải pháp khắc phục hậu quả khi tác động tiêu cực xảy ra.

Doanh nghiệp nên chủ động đánh giá tác động môi trường trong hoạt động sản xuất kinh hoanh. (Ảnh: minh họa)

RBP không chỉ đơn thuần là sự cưỡng chế tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật hiện hành của quốc gia, mà là tự nguyện đáp ứng cao hơn các quy định pháp luật quốc gia, chủ động hội nhập với các tiêu chuẩn, quy định quốc tế. Điều này thể hiện trách nhiệm, đạo đức, đóng góp của doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội, góp phần phát triển bền vững đất nước. RBPđược thể hiện trên 3 khía cạnh không thể tách dời nhau, có quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau là lao động, môi trường và quản trị.

Đánh giá hiện trạng thực hành kinh doanh có trách nhiệm về pháp luật quốc gia về môi trường

Để thúc đẩy các nỗ lực RBP về môi trường, trong thời gian qua Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và pháp luật môi trường theo định hướng phát triển bền vững. Các chính sách bảo vệ môi trường được thể hiện trong Chỉ thị số 36-CT/TW, Nghị quyết số 41-NQ/TW, Chỉ thị số 29-CT/TW của Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị quyết 24-NQ/TW của BCHTW Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, cũng nhưcác văn kiện Đại hội Đảng.Pháp luật bảo vệ môi trường cũng được quy định trong các Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1980 (điều 26), năm 1992 (điều 29), năm 2013 (điều 63).

Trong thời gian hơn 30 năm qua, Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở để các doanh nghiệp triển khai RBP về bảo vệ môi trường, bao gồm Luật bảo vệ môi trường (các năm 1993, 2005, 2014, 2020) và các luật liên quan như Luật Đất đai (1993, sửa đổi năm 2003, 2013), Luật Khoáng sản (1996, 2010), Luật về Tài nguyên Nước (1998, 2012), Luật đa dạng sinh học (2008), Luật Thuế Bảo vệ Môi trường (2010), Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2010),  Luật Biển Việt Nam (2012), Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo (2015), Luật Lâm nghiệp (2017), Luật Kiến trúc (2019), Luật Đầu tư công (2019), Luật Doanh nghiệp (2020), Luật Đầu tư (2020), Luật Xây dựng sửa đổi (2020), Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư (2020) …

Bên cạnh đó Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai RBPvề bảo vệ môi trường, bao gồm các nghị định hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường năm 2015 (Nghị định 18/2015/NĐ-CP, Nghị định 19/2015/NĐ-CP, Nghị định 38/2015/NĐ-CP, Nghị định 40/2019/NĐ-CP, Nghị định 53/2020/NĐ-CP, Nghị định 55/2021/NĐ-CP…); các nghị định hướng dẫn thi hành các luật liên quan. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành rất nhiều quyết định hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai RBP về môi trường, bao gồm quyết định về chiến lược, kế hoạch hành động phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, sản xuất sạch hơn, sản xuất và tiêu dùng bền vững,quản lý tổng hợp chất thải rắn, biến đi khí hậu, tăng trưởng xanh, Kế hoạch phát triển bền vững doanh nghiệp khu vực tư nhân; quyết định, đề ánthu hồi và xử lý các sản phẩm thải bỏ, quản lý chất thải nhựa, quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới.

Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cũng ban hành nhiều thông tư hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai RBP về môi trường bao gồm thông tư về quản lý chất thải nguy hại, quản lý chất thải và phế liệu, đánh giá tác động môi trường, quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường…

Theo các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp phải triển khai RBP về môi trường trong toàn bộ vòng đời của dự án. Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, doanh nghiệp phải lập báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường trong giai đoạn cấp chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư (Nghị định 54/2021/NĐ-CP), sau đó lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường trình cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt (Theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP và Thông tư 25/2019/TT-BTNMT). Đối với các doanh nghiệp khai thác khoáng sản cần phải lập kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan chức năng phê duyệt đồng thời với báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án, chủ đầu tư phải thực hiện giám sát chương trình quản lý môi trường theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong giai đoạn vận hành thử nghiệm dự án, chủ dự án phải lập kế hoạch vận hành thử nghiệm trình cơ quan quản lý môi trường địa phương kiểm tra chấp thuận cho vận hành thử nghiệm, sau đó vận hành thử nghiệm theo 2 giai đoạn (giai đoạn hiệu chỉnh hiệu quả và giai đoạn ổn định), sau đó lập hồ sơ xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành. Theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP, chủ đầu tư có thể tích hợp Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu cho sản xuất (nếu có nhập khẩu phế liệu) và/hoặc Giấy phép xử lý chất thải nguy hại (đối với doanh nghiệp xử lý chất thải nguy hại).

Trong giai đoạn vận hành thương mại, chủ đầu tư phải xin cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, báo cáo công tác bảo vệ môi trường (tích hợp báo cáo giám sát môi trường, báo cáo quản lý chất thải nguy hại, báo cáo tình hình nhập khẩu phế liệu). Doanh nghiệp bắt buộc xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước nếu xả trực tiếp nước thải trong giai đoạn chuẩn bị, xây dựng hoặc vận hành. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải xin cấp phép khai thác sử dụng nước mặt, nước dưới đất (nếu có nhu cầu); phải báo cáo kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, sự cố tràn dầu; kế hoạch phòng cháy chữa cháy…trình các cơ quan chức năng phê duyệt hoặc xác nhận. 

Kết quả khảo sát gần 300 doanh nghiệp trong phạm vi “Nghiên cứu về mức độ nhận thức và tình hình thực hiện kinh doanh có trách nhiệm của các doanh nghiệp tại Việt Nam” thuộc dự án “Thực hành kinh doanh có trách nhiệm thông qua quan hệ đối tác khu vực Châu Á” do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam và Chính phủ Thụy Điển tài trợ được thực hiện từ năm 2019 cho thấy từ 50% đến 73%doanh nghiệp được hỏi tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường. Tỷ lệ này chưa cao do các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường có những điểm chưa rõ ràng và chế tài tương đối yếu. 59% các doanh nghiệp tham gia khảo sát  quan tâm đến những hoạt động tác động trực tiếp đến môi trường. Tuy nhiên chỉ có 45% và 52% doanh nghiệp thực hiện các hoạt động liên quan đến quan trắc và đánh giá tác động môi trường; 55% doanh nghiệp tiến hành báo cáo phát triển bền vững; 66% doanh nghiệp được hỏi khẳng định họ đã tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành về môi trường [01-05].

Đánh giá hiện trạng thực hành kinh doanh có trách nhiệm về pháp luật quốc tế về môi trường

Trong thời gian qua, Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết và trở thành thành viên tham gia của nhiều điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến môi trường. Bên cạnh việc là thành viên của các điều ước và thỏa thuận quốc tế, Việt Nam cũng tham gia nhiều khuôn khổ quốc tế khác có liên quan đến môi trường, trong đó có nhiều văn bản là cơ sở để các doanh nghiệp thực hành kinh doanh có điều kiện.

Các văn bản liên quan nhiều tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, hội nhập quốc tế của doanh nghiệp bao gồm Công ước về hỗ trợ trong trường hợp có sự cố hạt nhân hay phóng xạ khẩn cấp (IAEA, 1986), Nghị định thư về các chất làm suy giảm tầng ozon (Montreal, 1987), Tuyên bố Liên hợp quốc về môi trường và phát triển (1992), Công ước khung về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (UNFCCC, 1992),Công ước về đa dạng sinh học (CBD, 1992), Công ước về bảo vệ tầng ô-zôn (VIENA, 1985), Nghị định thư về an toàn sinh học (Cartagena, 2000), Công ước về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng (Basel, 1989), Công ước về thủ tục chấp thuận thông báo trước đối với một số hóa chất và thuốc trừ sâu độc hại trong thương mại quốc tế (Rotterdam, 1998), Tuyên ngôn quốc tế về sản xuất sạch hơn;Công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (Stockholm, 2001), Công ước về thủy ngân (Minamata, 2013), Nghị định thư Nagoya về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen trong khuôn khổ Công ước đa dạng sinh học (Nagoya, 2014), Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tầu biển gây ra (MARPOL, 1991), Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn (VIENA, 1994) ...

Ở phạm vi khu vực, Việt Nam đã ký kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong khuôn khổ ASEAN như: Hiệp định ASEAN về kiểm soát khói mù xuyên biên giới; Hiệp định thương mại tự do CPTPP, EVFTA, EFTA… Đối với các khuôn khổ quốc tế khác, thời gian qua, Việt Nam luôn thể hiện là một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong quá trình tham gia, đóng góp cho sự phát triển chung của các khuôn khổ này, điển hình như các khuôn khổ: APEC, ASEM, G20, G7, WEF, PEMSEA, COPSEA…

Doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý đến các tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn tiên tiến quốc tế. Việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế khi 67% doanh nghiệp không áp dụng bất kỳ tiêu chuẩn quốc tế nào. Tuy nhiên một số tiêu chuẩn đã được các doanh nghiệp bắt đầu áp dụng. 4% số doanh nghiệp áp dụng Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về kinh doanh và quyền con người (UNGP); 9% doanh nghiệp vận dụng  Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc  và trên 9% áp dụng  Khung phát triển bền vững của IFC  và trên 60%doanh nghiệp có kế hoạch đẩy mạnh áp dụng thực hành RBP trong tương lai.

(còn nữa)

PGS. TS. Phùng Chí Sỹ

 

Kỳ 2. Nhiều bất cập trong thực hành kinh doanh có trách nhiệm với môi trường

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline