Hotline: 0941068156

Thứ tư, 08/05/2024 04:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 08/05/2024

Hải Dương nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, phát triển kinh tế nông thôn

Thứ hai, 29/01/2024 08:01

TMO - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hải Dương. Thời gian qua, địa phương này đã triển khai nhiều giải pháp hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, tăng cường quảng bá sản phẩm OCOP của địa phương, từ đó thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển toàn diện.  

Hải Dương là vùng đất trù phú, có địa hình đa dạng, đất đai màu mỡ với nhiều làng nghề truyền thống, cây trồng có giá trị cao và người dân có trình độ thâm canh tốt… đã tạo ra nhiều nông sản, sản phẩm làng nghề chất lượng, mẫu mã ấn tượng. Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực nông thôn, tạo sức bật phát triển kinh tế trên phạm vi toàn tỉnh. Đồng thời thể hiện đặc điểm văn hóa, truyền thống và giá trị kinh tế đặc thù của địa phương.

Các sản phẩm sau khi được cấp sao OCOP đều có sự phát triển cả về quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khẳng định được vị thế trên thị trường. Năm 2023, tỉnh Hải Dương công nhận 135 sản phẩm, trong đó có 117 sản phẩm mới (24 sản phẩm 4 sao và 93 sản phẩm 3 sao) và 18 sản phẩm đánh giá lại (10 sản phẩm 4 sao và tám sản phẩm 3 sao).

Tại huyện Tứ Kỳ (Hải Dương), nghề khai thác rươi có từ lâu và được người dân nơi đây ví rươi như là "lộc trời". Rươi của huyện thường được phân phối đi các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, TP HCM và được xuất khẩu. Hiện toàn huyện có khoảng 500 ha diện tích khai thác rươi, tập trung ở các xã ven sông Thái Bình như An Thanh, Cộng Lạc, Nguyên Giáp, Quang Trung, Bình Lãng, vào thời điểm tháng 9 - 11 âm lịch là thời điểm người dân khai thác rươi chính vụ. Sản phẩm rươi cấp đông của huyện Tứ Kỳ trong năm 2019 được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Sau khi được chứng nhận, khách hàng trong và ngoài tỉnh đến tìm mua nhiều hơn. 

Các địa phương khai thác lợi thế từ các đặc sản để phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP. 

Những năm qua, TP Chí Linh đã gặt hái được nhiều thành công trong quá trình đổi mới về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hiện TP có trên 5.000 ha cây ăn quả, tập trung vào các giống cây chủ lực như na, nhãn, vải, thanh long cho năng suất và chất lượng cao. Trên toàn TP hiện có 41 sản phẩm tiêu biểu được UBND tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao đến 4 sao; có 51 vùng trồng, xuất khẩu nông sản được cấp mã số sang thị trường các nước Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Newzealand, Úc, Trung Quốc. TP Chí Linh rất vui mừng tạo lập được 3 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp như: Nhãn hiệu gà đồi Chí Linh, na Chí Linh, nhãn Chí Linh…được người dân trong tỉnh Hải Dương nói riêng và cả nước nói chung biết đến qua các kênh phân phối tại các siêu thị, trung tâm thương mại, trên các sàn giao dịch điện tử.

Hải Dương là địa phương có nhiều loại sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh để phát triển, nâng cấp thành sản phẩm OCOP như: Ổi, cam, na, nhãn, nấm, chim bồ câu, rươi... Để Chương trình Mỗi xã một sản phẩm đạt được kết quả tốt, thời gian qua Sở NN&PTNT tỉnh đã tích cực tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các nội dung theo kế hoạch đề ra. Cùng với đó là sự vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tích cực tổ chức và hỗ trợ các chủ thể tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP trên toàn quốc; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia xúc tiến thương mại; hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng đẩy mạnh kết nối thông tin giúp các sản phẩm OCOP tiêu thụ tốt hơn ở trong và ngoài tỉnh như: Kết nối thông tin với thành phố Hà Nội, các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang.... Đến hết năm 2023, tỉnh Hải Dương có 351 sản phẩm OCOP, trong đó có hai sản phẩm 5 sao, 118 sản phẩm 4 sao và 231 sản phẩm 3 sao. Trong đó, nhóm thực phẩm có 293 sản phẩm (chiếm 83%); dược liệu và sản phẩm từ dược liệu với 14 sản phẩm; thủ công mỹ nghệ 17 sản phẩm; đồ uống 23 sản phẩm; dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch với bốn sản phẩm.

Ngành Nông nghiệp tỉnh đã tích cực tổ chức và hỗ trợ các chủ thể tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP trên toàn quốc; hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia xúc tiến thương mại. 

Tuy nhiên, chương trình OCOP tỉnh Hải Dương cũng gặp nhiều khó khăn do một số địa phương chưa xác định được tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực cho nên chưa quyết liệt vào cuộc triển khai thực hiện; nội dung chương trình OCOP mới, đa dạng cho nên ở một số nơi việc nắm bắt chưa đầy đủ, triển khai lúng túng; các sản phẩm có tiềm năng trên địa bàn tỉnh nhiều nhưng chủ yếu đầu tư ở khâu mẫu mã, bao bì, chưa xây dựng thương hiệu, công bố chất lượng sản phẩm; thị trường tiêu thụ của các sản phẩm OCOP chủ yếu ở trong nước.

Tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu hằng năm phấn đấu ít nhất 50 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 1 sản phẩm đạt 5 sao; củng cố và nâng cấp khoảng 10% sản phẩm OCOP, ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

Để đạt mục tiêu này, cần sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong việc tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ các chủ thể của các sản phẩm OCOP đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới quy trình, ứng dụng khoa học - kỹ thuật và tiếp cận những thị trường mới thông qua công nghệ 4.0... Hỗ trợ các sản phẩm tham gia nhiều hội chợ, triển lãm để gia tăng cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây chính là trợ lực phù hợp để khuyến khích và kêu gọi sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của các chủ thể, góp phần nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP.

Ngành Nông nghiệp cần lựa chọn sản phẩm OCOP chủ lực của tỉnh để đầu tư phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về giá trị sản phẩm. Đặc biệt, cần có bộ máy quản lý vận hành chuyên nghiệp cho sản phẩm OCOP, xây dựng mạng lưới cửa hàng trưng bày sản phẩm ở các địa phương.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cần phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhất là Liên minh Hợp tác xã tỉnh để nâng cao tỷ lệ chủ thể là hợp tác xã. Phối hợp với ngành công thương trong hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối trong nước... Bên cạnh đó, để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh sẽ tập trung xây dựng hệ thống các sự kiện, chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP thường niên, đồng bộ và kết nối từ Trung ương đến địa phương; đồng thời, xây dựng hệ thống xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế, nâng cao năng lực hệ thống logistic trong thương mại sản phẩm...

Đáng chú ý, hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP cần tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, cần phối hợp với các cơ quan và địa phương tổ chức tham gia các hội chợ trong nước cũng như quốc tế; tổ chức các diễn đàn, hội chợ cấp vùng, cấp quốc gia để quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP. Việc tham gia những Hội chợ tiêu biểu được tổ chức bài bản đã đẩy mạnh công tác xây dựng, phát triển và tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm thương hiệu quốc gia, sản phẩm tiêu biểu của địa phương, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và thương hiệu ngành hàng ở thị trường trong nước và nước ngoài. Từ đó, tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý, hiệp hội ngành hàng, cộng đồng doanh nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm, ngành hàng xuất khẩu tiềm năng của Hải Dương. 

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm được triển khai từ năm 2018 với vai trò là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, chú trọng phát huy các nguồn lực tại chỗ. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến giữa tháng 12/2023 cả nước có 11.054 sản phẩm OCOP. Trong số đó có 68,9% là sản phẩm được công nhận 3 sao và gần 30% được công nhận sản phẩm 4 sao và đặc biệt là có 42 sản phẩm được chính thức Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành công nhận là sản phẩm OCOP 5 sao và còn lại là các sản phẩm có tiềm năng 5 sao.

Đặc biệt, tất cả các sản phẩm OCOP đều đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật của Việt Nam như ISO, HACCP, GAP và một số sản phẩm OCOP 5 sao cũng đạt được những tiêu chuẩn của thị trường thế giới. Nhiều sản phẩm OCOP được tiêu thụ rộng khắp trên thị trường cả nước và đã có những sản phẩm đã được xuất khẩu sang thị trường thế giới. Thời gian vừa qua là rất nhiều điểm bán hàng sản phẩm OCOP được đặt tại các điểm dừng chân và những điểm này đã thực sự mang đến sự trải nghiệm cho du khách, không chỉ thuần túy mua sản phẩm OCOP làm quà tặng mà còn thưởng thức việc trình diễn của các nghệ nhân.

 

 

Thu Hoài 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline