Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 12/05/2024 19:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 12/05/2024

Giảm thiệt hại, tận dụng mưa lũ thành nguồn lợi

Thứ tư, 05/01/2022 11:01

TMO - Lượng mưa trung bình mỗi năm tại tỉnh Thừa Thiên Huế là khoảng 3.000mm. Địa phương này được coi là trung tâm mưa của cả nước, sở hữu nguồn nước mặt dồi dào. Vì thế, thời gian qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện nhiều giải pháp để tận dụng nguồn nước mưa để phát triển kinh tế.

Mưa lũ nhiều nhưng Thừa Thiên Huế cũng đối diện tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, nhất là năm có El Nino. Từ nghịch lý mưa nhiều vẫn hạn mặn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đầu tư công trình đập ngăn mặn Thảo Long ở hạ nguồn sông Hương bảo vệ nguồn nước sạch cho dòng sông Hương.

Đập ngăn mặn Thảo Long giải pháp giữ nước ngọt trên địa bàn tỉnh

Theo ông Lê Bá Phúc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế, những năm qua tỉnh đã tận dụng triệt để nguồn nước do mưa lũ để phát triển kinh tế. Ngoài 13 nhà máy thủy điện với công suất lắp máy 459,3 MW ở thượng nguồn, nước còn được tận dụng vào việc cung cấp tưới tiêu, phục vụ sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. Các sông đều được lắp đặt hệ thống công trình thủy lợi, máy bơm.

Hiện lưu vực sông Hương có khoảng 80 công trình thủy lợi với tổng năng lực thiết kế tưới 3.940 ha, thực tưới hơn 3.000 ha. Lưu vực sông Ô Lâu có 89 công trình lớn nhỏ trong đó có 17 hồ chứa, 34 đập dâng và 38 trạm bơm. Tổng diện tích thiết kế tưới là 3.800 ha, thực tưới đạt 2.530 ha. Chính các công trình này đã giúp các cánh đồng ở Thừa Thiên Huế ít khi hạn hán.

Ngoài ra, đơn vị phụ trách cấp nước trên địa bàn tỉnh đã khai thác nước mặt từ hệ thống sông để cấp nước sinh hoạt cho người dân với công suất 147.900 m3/ngày đêm. Hệ thống trạm bơm lấy nước được lắp tại nhiều địa điểm

Theo nhận định của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nan tỉnh, mỗi năm mưa lũ cung cấp khoảng 7-8 tỷ m3 nước cho tỉnh và đều đổ ra biển. Những năm trở lại đây, các hồ thủy điện, thủy lợi ở thượng nguồn đã giữ lại khoảng 2 tỷ m3 phục vụ tưới tiêu, phát điện và sinh hoạt.

Để bảo vệ nguồn nước tự nhiên, ngoài việc hạn chế xây dựng nhà máy ở thượng nguồn các sông, chính quyền Thừa Thiên Huế đã tăng cường quản lý, nâng cao năng lực sử dụng nguồn nước của các hồ thủy điện, thủy lợi ở thượng nguồn, hướng đến sử dụng nước tuần hoàn, tránh lãng phí.

 

 

Ngọc Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline